Tại buổi làm việc và phổ biến bà Nguyễn Thị Diệu Thúy sơ lược về 4 nội dung (Đặc điểm tình hình tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, Chính sách pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, Một số kết quả thực hiện chính sách tín ngưỡng tôn giáo, Công tác tôn giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam).
Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo, các tôn giáo ở Việt Nam tồn tại đan xen, hòa đồng và không có xung đột tôn giáo, các tôn giáo ở Việt Nam luôn gắn bó, đồng hành cùng dân tộc và có nhiều đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam phần lớn là nhân dân lao động có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc.
Chính phủ nước ta tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo tôn giáo của mọi người, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo với đồng bào không theo tôn giáo, chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, nâng cao đời sống của đồng bào có đạo, hướng dẫn các tổ chức tôn giáo hoạt động tôn giáo theo đúng pháp luật, ủng hộ các xu hướng tiến bộ trong các tôn giáo, làm cho các tôn giáo ngày càng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc.
Nghiêm cấm việc lợi dụng tôn giáo để hoạt động tôn giáo trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia, nhà nước bảo đảm sự đa dạng, hòa hợp và bình đẳng tôn giáo, tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo được thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo, mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ của các tôn giáo ở Việt Nam được tạo điều kiện tham gia quản lý nhà nước và xã hội; tham gia ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật hoàn toàn bình đẳng như mọi công dân khác.
Nhà nước Việt Nam quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tôn giáo tiến hành giao lưu, hợp tác quốc tế. Hàng năm, có hàng trăm lượt chức sắc, nhà tu hành, tín đồ của các tôn giáo ở Việt Nam xuất cảnh tham dự các hoạt động tôn giáo, khóa đào tạo về tôn giáo ở nước ngoài và hàng trăm lượt cá nhân tôn giáo nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam hoạt động tôn giáo.
Trong suốt quá trình phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề dân tộc, nhất là vấn đề bình đẳng dân tộc, đoàn kết dân tộc trong hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của mình, không phân biệt đối xử giữa những người theo tôn giáo và những người không theo tôn giáo, giữa những người DTTS theo tôn giáo và người Kinh theo tôn giáo.
Tuy nhiên, các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tư tưởng ly khai, tự trị nhằm mục đích chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây ra những vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự.
Ban THTT PSO
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn