Quang lâm chứng minh có Đại đức Thích Minh Thuận - ủy viên dự khuyết HĐTS TW GHPGVN, Phó thường trực BTS GHPGVN tỉnh Phú Thọ; Sư thầy Thích Đàm Nhã - Phó BTS GHPGVN tỉnh Phú Thọ; Đại đức Thích Đạo Ngộ - Chánh thư ký BTS GHPGVN tỉnh Phú Thọ; Đại đức Thích Đạo Nguyện – Phó thư ký kiêm Chánh Văn phòng BTS GHPGVN tỉnh Phú Thọ cùng chư tôn đức thường trực BTS GHPGVN tỉnh Phú Thọ. Ngoài ra còn có Chư tôn đức Tăng Ni Trụ trì các chùa viện tại tỉnh Phú Thọ, tỉnh Vĩnh Phúc cùng chư huynh đệ pháp lữ tông môn.
Về phía đại biểu lãnh đạo chính quyền địa phương có Ông Nguyễn Thanh Vân - Bí thư Đảng ủy xã Chu Hóa; Ông Hoàng Xanh – Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Trưởng khối Dân vận xã Chu Hóa; Ông Cao Quang Huy – phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Chu Hóa cùng quý ông Bà tháp tùng phái đoàn Đảng ủy, UBND, UBMTTQ, các Ban ngành đoàn thể, các đơn vị tổ chức xã Chu Hóa. Bên cạnh là sự hiện diện của quý vị đại biểu đại diện các doanh nghiệp, con dân cháu làng, các đạo tràng Phật tử gần xa và nhân dân Phật tử địa phương.
Buổi lễ diễn ra một cách trang nghiêm, ngắn gọn, đơn giản nhưng đầy đủ ý nghĩa. Quả đại hồng chung này có trọng lượng 1.000kg. Đường kính miệng chuông 1,06m, cao 2m. Chỗ dày nhất tại vành miệng là 10cm và chỗ mỏng nhất trên thân chuông là 1cm. Chuông do các nghệ nhân cơ sở Nguyễn Văn Phước tại thành phố Huế chế tác.
Quả đại hồng chung được chế tác theo dáng dấp truyền thống với các họa tiết trang trí đơn giản, thanh thoát. Hình ảnh chư Phật, tên chùa và bài minh trên chuông cùng bài kệ minh chung được sắp đặt một cách hài hòa.
Thế là từ nay, ngôi chùa Phúc Long, tiếng đại hồng chung sẽ ngân vang mỗi sáng sớm cũng như lúc chiều hôm “Đem tiếng chuông lấp cả tiếng trần – Đem tiếng giác hòa tan tiếng vọng - Tất cả tiếng là tiếng hồng chung thấu triệt - Tất cả thinh là thinh diệu pháp triều âm”. Trong sâu thẳm tâm thức dân tộc Việt Nam, tiếng chuông chùa gắn bó đến nhường nào. Bởi vì :
Nghe chuông phiền não tan mây khói
Ý lặng thân an, miệng mỉm cười
Hơi thở nương chuông về chánh niệm
Vườn tâm hoa tuệ nở xinh tươi
(TS. Nhất Hạnh)
Nhà thơ Nguyễn Bính khi nhớ về mái chùa xưa cùng tiếng chuông chùa an lành đã thốt lên:
Quê tôi có gió bốn mùa
Có trăng giữa tháng có chùa quanh năm
Chuông hôm gió sớm trăng rằm
Chỉ thanh đạm thế, âm thầm thế thôi!
Hay như Trúc Điệp:
Tiếng chuông vượt núi len song
Vào làng thức tỉnh dân nông ra đồng.
Chuông không ngại ngày đêm mưa gió thổi
Chuông không vì sông, núi, bể, đèo ngăn.
Tiếng của chuông là bản thể xa xăm.
Đây vọng lại mấy nghìn năm âm hưởng.
(Trúc Điệp - Tiếng Chuông Ngân)
Nam Mô U Minh Giáo Chủ, Cứu khổ bổn tôn, Cứu bạt minh đồ, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát tác đại chứng minh!
Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận tại buổi lễ:
Ban TTTT tỉnh Phú Thọ
Tin: Thích Quang Vũ; Ảnh: Minh Chính
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn