Truyền Thuyết Bồ Tát Quán Thế Âm Avalokiteshvara | Phim Quan Âm Không Chịu Đi, Quan Âm Bất Khẳng Khứ (Quan Âm Không Chịu Đi)

admin

4 năm trước

2740 lượt xem
 Thêm vào Playlist  Báo cáo

Chọn nội dung báo cáo

Không phát được
Nội dung không phù hợp
Nội dung vi phạm bản quyền
Lý do khác ( Kiểm duyệt lại Video)
Gửi báo cáo
Truyền Thuyết, Bồ Tát Quán Thế Âm, Avalokiteshvara, Phim Quan Âm Không Chịu Đi, Quan Âm Bất Khẳng Khứ, (Quan Âm Không Chịu Đi)
Giới thiệu: Bối cảnh của phim "Quan Âm Không Chịu Đi" được lấy trong thời nhà Đường (618 - 907 sau công nguyên), một tu sĩ trẻ người Nhật Hui’e đã được giao nhiệm vụ truyền lại một bức tượng bằng sứ gốm quý hiếm Guan Yin (Avalokiteshvara) sang Nhật. Bức tượng nhỏ này ban đầu do Hoàng Hậu nhà Đường dùng để chúc lành và bảo vệ con trai mình khỏi những vụ ám sát lặp đi lặp lại bởi vua Tang cai trị. Tuy nhiên, thợ thủ công lâu năm Yu đã không thành công trong những nỗ lực của mình trong các giai đoạn cuối của quá trình đốt lò. Một ngày nọ, thầy Yu trông thấy một cô bé trong một cái giỏ, thả nổi trên cái hồ hoa sen gần lò nung, và quyết định nhận cô, gọi cô là Little Lotus (Liên Hoa). Cũng trong ngày hôm đó, bức tượng nhỏ Quan âm được làm thành công bởi thầy Yu. Kể từ khi Little Lotus được tìm thấy cùng ngày bức tượng Bồ Tát được sản sinh, dân làng coi cô chính là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm. Đúng vậy, Little Lotus đã lớn lên trở thành một phụ nữ trẻ xinh đẹp được biết đến với tấm lòng nhân hậu, đối xử với mọi người, kể cả đối với những người xấu như một vị Bồ Tát. Tiếp sau đó là cuộc đời và những chặng đường đã phải trải qua của Prince Guang, những cuộc truy sát đến từ lệnh của Hoàng đế nhà Đường, Little Lotus và tu sĩ Phật giáo Hui’e đã luôn luôn sát cánh cùng nhau, khi mà họ phải vượt qua trong biển bão (theo nghĩa đen) ngoài khơi bờ biển Núi Phổ Đà. Việc sử dụng CGI thông minh hơn kết hợp với những cảnh võ thuật đã làm cho việc này trở thành hiện thực của Di sản Mount Putuo 1000 năm như là một địa điểm thiêng liêng của đạo Phật rất đáng để xem. Truyền thuyết: Tương truyền đời vua Đường Tuyên Tông, có một vị tăng người Nhật tên là Huệ Ngạc đến Trung Quốc và được phương trượng của Ngũ Đài Sơn tặng cho một bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát bằng gỗ đàn hương, thần thái an tường, mọi chi tiết được khắc một cách cân xứng và tỉ mỉ, cho tới búi tóc, lông mi cũng tinh vi sinh động như người sống nên quyết định mang về Nhật Bản xây chùa thờ tượng của Ngài để cho người Nhật có cơ duyên đến lễ bái Bồ Tát. Trên đường về, tàu đến hải phận Phổ Đà Sơn, bỗng nhiên có một ngọn gió lớn thổi đến, thổi mạnh đến nỗi tàu nghiêng bên này, ngả bên kia rồi cuối cùng xoay vòng vòng tại chỗ. Thầy Huệ Ngạc không còn cách nào hơn là cho tàu tiến đến một thung lũng trong đảo Phổ Đà. Hôm sau, gió đã yên và sóng đã lặng. Thầy Huệ Ngạc lại cho giương buồm nhổ neo. Nhưng tàu vừa mới rời khỏi thung lũng, mặt biển đột nhiên nhả ra từng cuộn từng cuộn sương mù màu trắng xám. Sương mù bay lên mỗi lúc mỗi cao, giống như một bức mành vải được treo ngay trước mặt tàu vậy, ngăn không cho tàu đi tiếp. Thầy Huệ Ngạc đành cho quay mũi tàu, đi vòng bức mành sương mù mà tiến tới phía trước. Những hễ mũi tàu hướng về bên trái thì mành sương mù cũng bay về bên trái; hễ quay về bên phải thì mành sương mù cũng phất phới bay về bên phải. Con tàu cứ chuyển lui chuyển tới trên biển mà không tiến lên được, cuối cùng phải quay về hải phận của Phổ Đà Sơn. Thầy Huệ Ngạc không nghĩ ra cách nào khác nên lại đành một lần nữa cho tàu đến thung lũng, hạ buồm thả neo, chờ sương tan rồi sẽ đi tiếp. Qua sáng sớm thứ ba, mặt trời đỏ ửng từ đáy biển từ từ trồi lên, phóng ngàn tia ánh ráng nhuộm sáng cả bốn phương trời. Thầy Huệ Ngạc ra đứng ở khoang tàu ngước nhìn lên trời thì thấy giữa những áng mây ngũ sắc có một tòa lầu nguy nga lộng lẫy, cờ phướn sáng ngời, tiên nữ vây quanh, phóng ánh sáng màu ngọc chói lòa cả mắt. Thầy rất hoan hỉ, chắp tay đảnh lễ, rồi lập tức cho giương buồm, nhổ neo. Nhưng kỳ lạ thay, tàu vừa rời khỏi thung lũng thì những cảnh vật kỳ diệu trên trời cũng đột nhiên biến mất, mây đen che kín mặt trời, gió biển khơi dậy những ngọn sóng khổng lồ. Thầy Huệ Ngạc yêu cầu đoàn thủy thủ lái tàu đi ngược gió, rẽ sóng hướng về phía trước mà đi. Gió trở nên dữ dội hơn, sóng vọt cao hơn, nhưng thầy Huệ Ngạc không hoảng không loạn, cứ điềm tĩnh đứng ở mũi tàu mà chắp tay tụng kinh niệm Phật. Tuy gió và sóng từ từ bình lặng trở lại, nhưng tàu chưa đi được bao xa bỗng nhiên đứng lặng như thể mọc rễ rồi vậy. Thầy cúi đầu nhìn thì thấy có từng đóa, từng đóa hoa sen sắt nổi lên, trong nháy mắt, cả mặt biển Phổ Đà Sơn đều phủ kín hoa sen sắt, con tàu buồm bị bao vây và kềm chặt ở giữa. Thầy Huệ Ngạc quá sợ hãi, tâm nghĩ rằng cứ mỗi lần tàu chạy là đều bị sóng gió ngăn chận, hôm nay lại có hoa sen sắt kềm chặt khóa tàu đứng yên, không lẽ đó là vì Quán Âm Đại sĩ không chịu đi Nhật Bản chăng? Thầy Huệ Ngạc lại nghĩ, Bồ Tát Quán Âm đã không muốn sang Nhật thì mình ở lại đây xây chùa, để Ngài Quán Âm định cư ở Phổ Đà Sơn vậy! Tạo miếu xong thầy Huệ Ngạc bèn đặt tượng lên thờ, và sáng tối lễ bái. Từ đó, bức tượng Bồ Tát Quán Âm khắc bằng gỗ đàn hương đã lưu lại ở Phổ Đà Sơn. Còn căn miếu nhỏ kia thì được mang tên “Bất Khẳng Khứ Quán Âm Viện” (Viện Quán Âm Không Chịu Đi) #QuanÂmKhôngChịuĐi #QuánThếÂmBồTát #PhápÂmHD #NamMoAMiDaPhat

Đánh giá: 2 điểm/2 bình chọn

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Video mới hơn

Video cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây