Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn Giảng Ký

Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn Giảng Ký
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Sa môn Thích Trí Minh



Phàm Lệ

1. “Phạm Võng Bồ Tát Giới Bổn Giảng Ký”: Ðề mục bộ kinh này có chín chữ. Bảy chữ trước ở đây xin gác qua, vì trong phần giải thích đề mục kinh, và đề mục phẩm có nói rõ, nên ở đây chỉ nói qua hai chữ “giảng ký”. Giảng là do Pháp Sư Diễn Bồi y trong Bồ Tát Giới Bổn, tức là năm mươi tám giới (58) gồm có 10 giới trọng (10) và bốn mươi tám giới khinh (48) (Ở đây chỉ nói qua 58 giới, là thuộc về phần giới tướng, còn phần trước và sau, không nói, vì không cần).

Chương 1: Phàm Lệ

Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn Giảng Ký
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Sa môn Thích Trí Minh




Phàm Lệ

1. “Phạm Võng Bồ Tát Giới Bổn Giảng Ký”: Ðề mục bộ kinh này có chín chữ. Bảy chữ trước ở đây xin gác qua, vì trong phần giải thích đề mục kinh, và đề mục phẩm có nói rõ, nên ở đây chỉ nói qua hai chữ “giảng ký”. Giảng là do Pháp Sư Diễn Bồi y trong Bồ Tát Giới Bổn, tức là năm mươi tám giới (58) gồm có 10 giới trọng (10) và bốn mươi tám giới khinh (48) (Ở đây chỉ nói qua 58 giới, là thuộc về phần giới tướng, còn phần trước và sau, không nói, vì không cần).

Năm mươi tám giới (58) này chính là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã nghe đức Lô Xá Na giảng ở thế giới Liên Hoa Ðài Tạng, Khi Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật hạ sanh nơi cõi Diêm Phù Ðề này đã tụng lại. 10 giới trọng, 48 giới khinh này dù đã từ Phạn văn phiên dịch thành Hán Văn, nhưng không dễ gì hiểu cho tường tận được. Nên Pháp Sư y trong Tam Tạng thánh giáo và chỗ chánh tri chánh kiến của mình tu học mà giảng giải kinh văn một cách rành rẽ, rõ ràng, để cho hai chúng Phật tử xuất gia cũng như tại gia, những vị đã thọ giới Bồ Tát, hiểu rõ mà hành trì. Sau khi giảng, có đệ tử của Pháp Sư ghi lại, nên mệnh danh là Giảng Ký.

2. Bộ Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn Giảng Ký này gồm có hai phần:

Kinh văn
Lời giảng
Trong khi tôi phiên dịch từ Hán văn ra Việt văn thì chỉ phiên dịch phần của Pháp Sư giảng. Còn phần kinh văn thì hoàn toàn y theo bản giới bổn Việt văn của Hòa Thượng Vạn Ðức (Pháp Sư Thích Trí Tịnh) đã phiên dịch. Tôi không phiên dịch lại. Tuy nhiên cũng có những chỗ cần thay đổi vì muốn cho phù hợp với phần giảng giải của Pháp Sư. Những chỗ ấy có mở và đóng ngoặc đơn (…); xin chư thượng đức cũng như quý Phật tử tại gia thọ Bồ Tát giới, khi đọc thì rõ.

Về lý do tôi không dịch lại phần kinh văn, có hai nguyên nhân:

– Bản dịch của Hòa Thượng Vạn Ðức đã lưu hành từ lâu. Trong giới Phật tử thọ Bồ Tát Giới, xuất gia cũng như tại gia, thọ trì, tụng kinh khi làm lễ Bố Tát trong mỗi nửa tháng đã thuần thục. Vì thế, tôi phiên dịch lại cũng thành thừa.

– Bản dịch của Hòa Thượng chẳng những lưu hành từ lâu, lại được Giáo Hội Tăng Già Nam Việt công nhận là bản dịch xứng đáng và có giá trị. Ðiều ấy như trong quyển kinh Phạm Võng lược giảng nghi thức tụng giới Bồ Tát thuyết minh như sau:

“Trong đây nói ngài Cưu Ma La Thập dịch từ văn Phạn ra văn Hán, hồi đời nhà Dao Tần. Trong mục lục của Tạng thì để rõ là có những vị nhuận bút, vị nào chép văn, vị nào dịch nghĩa. Như vậy có nghĩa là kinh này chắc chắn là có bổn chánh bằng văn Phạn, đã kết tập từ xưa, truyền qua Tàu, rồi ngài Cưu Ma La Thập mới dịch ra văn Hán. Và từ nơi quyển chánh văn chữ Hán, tôi dịch ra quyển chữ Việt đây.

Trước khi tôi dịch ra bổn này, ở Việt Nam, cũng có vài vị Thượng Tọa đã dịch. Nhưng các vị trong Giáo Hội Tăng Già Nam Việt thấy rằng cần phải có bản dịch chỉnh đốn hơn để cho chư Tăng cũng như các vị cư sĩ thọ giới Bồ Tát có bổn để tụng, để bố-tát, cho nên yêu cầu tôi dịch; thành ra mới có bổn này. Lúc đó, Hòa Thượng Huệ Quang đang làm Pháp Chủ trong Giáo Hội Tăng Già Nam Việt.

Sau khi phiên dịch xong, tôi đệ trình lên giáo hội, và giáo hội đã triệu tập một ban để kiểm duyệt. Sau đó, giáo hội đã nhận định bản dịch của tôi có phần giá trị xứng đáng, có thể lưu hành, giúp cho hàng tăng giới cũng như tại gia thọ Bồ Tát Giới, có thể thọ trì và tụng niệm”.

Vì lẽ đó, tôi nói rằng bản dịch này do Hòa Thượng Huệ Quang, Pháp Chủ Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, chứng minh.

3. Khi đọc những bộ kinh, luật, luận; nếu có phần chú giải, phải luôn nắm vững phần chánh văn mới dễ lãnh hội. Dù phần giải thích ngắn hay dài đến đâu, cũng chỉ nhằm vào chánh văn mà giải thích, không bao giờ ra ngoài ý chánh văn. Ðọc bộ Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn Giảng Ký này cũng vậy, quý đại sĩ phải luôn ghi nhớ chánh văn của giới bổn.

Sự giải thích kinh văn bộ Giảng Ký này có hai cách:

– Trước nêu kinh văn rồi sau mới giải thích. Phần này rất dễ phân biệt lời giải thích với kinh văn.

– Ðem kinh văn xen trong phần giải thích, để làm sáng tỏ phần Phật dạy. Lối này hơi khó hiểu, và quý đại sĩ nào không đọc bổn Hán văn, đối với lời giải thích khó mà phân biệt. Vì thế, khi dịch phần giải thích lối này, với những chữ hay những câu thuộc phần kinh văn đều có mở và đóng ngoặc kép “…” để quý đại sĩ phân biệt được kinh văn, không phải lời chú giải.

4. Về sự xếp đặt kinh văn của bộ Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn Giảng Ký này, trước tiên nêu đề mục của mỗi giới và kinh văn, rồi sau mới giải thích.

Khi giải thích cũng thế, nghĩa là trước giải thích đề mục, sau mới giải thích kinh văn. Về phần giải thích đề mục của mỗi giới không nhứt định. Có giới giảng rất rộng từ 2 đến 3 trang, có giới giảng ít hơn. Nên biết dù nhiều hay ít, các phần giảng này cũng chỉ ở trong phạm vi đề mục, không quan hệ gì đến kinh văn.

Xong phần đề mục của mỗi giới, đến phần giảng kinh văn, các phần này luôn được mở đầu bằng câu “Ðức Phật đối với đại chúng dạy rằng: “…” Khi đọc cứ lưu ý như vậy, thì khỏi có sự lộn xộn giữa đề mục và kinh văn.

5. Bộ Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn Giảng Ký này chỉ bắt đầu giải thích từ câu: “Nhĩ thời Thích Ca Mâu Ni Phật tùng sơ hiện Liên Hoa Ðài Tạng Thế Giới…” (Bấy giờ, đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ lúc sơ khởi, hiện thân nơi thế giới Liên Hoa Ðài Tạng), chứ không y theo trong bộ Giới Bổn tụng giới mỗi nửa tháng, trước tiên bắt đầu từ câu: “Nhĩ thời Lô Xá Na Phật vị thử đại chúng, lược khai bá thiên hằng hà sa bất khả thuyết pháp môn trung tâm địa như mao đầu hử”. Sự việc ấy trong phần giải thích có nói rõ nguyên nhân.

***

 Lời Mở Đầu

Kính thưa quý vị Pháp sư!
Quý ni sư!
Quý cư sĩ và thiện tín!

Hôm nay, nhằm tháng Giêng, Phật lịch 2512, tôi ở đây vì quý vị giảng kinh Kim Cương. Ðáng lẽ quyển kinh đã được giảng xong sớm, nhưng vì Bồ Ðề Lan Nhã là đạo tràng hoằng hóa, quý vị cao tăng thường đến rất đông để thỉnh cầu khai thị. Vì muốn các vị không phải nhọc công tham phỏng, hành cước các nơi, mà vẫn có thể thâu hoạch được những lời chỉ giáo hữu ích của quý thiện tri thức, cho nên tôi phải đình giảng kinh Kim Cương một cách bất ngờ, mãi đến kỳ A Di Ðà Phật thất năm rồi, mới kết thúc được toàn bộ. Thế là trước sau, khóa giảng kéo dài gần trọn hai năm.

Giảng kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật xong, bổn ý của tôi là định tiếp tục giảng phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện trong kinh Hoa Nghiêm. Nhưng vì có nhiều vị muốn nghe kinh Phạm Võng, để đối với Bồ Tát giới có chỗ liễu giải rõ ràng. Vì thế, Phổ Hiền Hạnh Nguyện phẩm phải bị đình lại, và chỉ khai giảng vào chiều thứ Bảy mỗi tuần tại Bát Nhã giảng đường.

Còn nơi Bồ Ðề Lan Nhã này, tôi tuyên thuyết Phạm Võng Kinh Bồ Tát Tâm Ðịa Phẩm để thỏa mãn ý nguyện của quý vị. Và do sự giảng kinh Phạm Võng Bồ Tát Tâm Ðịa này, sẽ kích thích quý vị phát tâm Bồ Ðề, thực hành Bồ Tát đạo, đồng hướng về quả tối cao vô thượng Bồ Ðề.

Ðồng thời, lần giảng kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới Bổn này, lại còn có một điểm thâm ý đặc biệt bên trong. Ðó là đối với kinh Kim Cang đã giảng trước đây, tư tưởng lý luận của kinh ấy thuộc về lý Không. Nếu không hiểu được Không lý thì quả là nguy hiểm vô cùng.

Tổ Long Thọ có dạy: “Tín giới vô cơ, vọng tưởng ức thủ nhất không, thị vị tà không” – (người tu hành lòng tin đối với giới pháp không có nền tảng, vọng tưởng ức đoán, chấp thủ một khía cạnh Không, là thiên không, như vậy chính là tà không).

Nên biết lý chân không Bát Nhã là tức không, tức giả, tức trung. Nếu thiên chấp một bên không, ấy thuộc về ngoan không, thì nguy hiểm vô cùng.

Hiện nay tôi giảng Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn để cho quý vị biết dù rằng muôn pháp đều không, nhưng lý nhân quả rõ ràng, không sai một mảy, cũng không bao giờ hư hoại. Do đó, giới hạnh của Phật tử phải nghiêm trì, không nên xem thường và cũng chính là để giúp trừ khử cái tệ hại “vọng tưởng ức đoán, chấp thủ một bên không” như Tổ đã dạy.

Cho nên quý vị nào nghe qua kinh Kim Cương, lại nghe tiếp kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới Bổn này, tôi tin chắc rằng quý vị ấy sẽ được sự thọ dụng vĩ đại!

/12
 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây