Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú giảng lần thứ 4 năm 2014

Phật sở hành xứ, quốc ấp khu tụ, mĩ bất mông hóa, thiên hạ hòa thuận, nhật nguyệt thanh minh, phong vũ dĩ thời, tai lệ bất khởi, quốc phong dân an, binh qua vô dụng, sùng đức hưng nhân, vụ tu lễ nhượng, quốc vô đạo tặc, vô hữu oan uổng, cường bất lăng nhược, các đắc kỳ sở.
Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú
(Tập 1) 
Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không.
Thời gian: ngày 09 tháng 03 năm 2014
Địa điểm: giảng tại Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà HongKong.
(Đây là bộ khoa chú giảng lần thứ 4 khi ngài ở độ tuổi gần 90)
Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin chào mọi người, xin mời ngồi. Hôm nay là ngày 09 tháng 03 năm 2014, chúng ta bắt đầu học tập “Đại Kinh Khoa Chú” lần thứ 4. Mỗi lần học tập đều giúp cho chính chúng ta hướng nâng lên trên.

 

Chương 24: Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 - Tập 12 - Phần 2

Tôi dạy người đem “Kinh Vô Lượng Thọ” tụng ba ngàn biến là “tinh”, tôi lại dạy người đem “Tập chú” của lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ xem 30 biến, trước đó phải xem “Chú giải” của lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ cũng xem 30 lần. Vì sao vậy? Để tín tâm của bạn liền kiên định, bạn thật làm rõ ràng rồi, làm tường tận rồi, thì bạn có chân tín, có thiết nguyện. Còn nếu như bạn đã có chân tín, có thiết nguyện rồi, không còn có chút hoài nghi nào, thì cái chú giải này không cần xem nữa, bạn có thể đi đọc kinh thì được. Bạn chuyên môn đọc kinh này chính là bạn tu niệm Phật tam muội. Một ngày đọc kinh này 20 biến, một biến đại khái hết 30 phút, 20 biến là hết 10 giờ đồng hồ, tôi tin tưởng bạn đọc đến nửa năm là được hơn 3.000 biến rồi. Vậy đây là gì? Đây là tu định, đây chính là một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu. Thời gian trong ngày còn lại là niệm A Di Đà Phật, Phật hiệu không gián đoạn. Sau khi đọc 3 ngàn biến rồi, không định lúc nàokhông đại triệt đại ngộ, vậy thì ý nghĩa trong kinh thảy đều thông rồi. Vào lúc đó bạn đi giảng kinh này thì không khác gì Thích Ca Mâu Ni Phật, lúc đó bạn mới chân thật đem kinh này giảng được thấu triệt, làm mỗi mỗi thính chúng đều hoan hỉ, mỗi mỗi thính chúng đều phát tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Nếu bạn không làm như vậy thì không được. Nhân giới được định, nhân cái phương pháp này mà bạn được tam muội, nhân định khai huệ. Sau khi định thành tựu đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh thì vãng sanh Thế Giới Cực Lạc đương nhiên là thượng thượng phẩm vãng sanh. Đây chính là:

“Ám hợp đạo diệu, xảo nhập vô sanh”[31].

Người xưa tin tưởng, tuân thủ cái phương pháp này nên người khai ngộ không ít. Ngày nay nếu bạn dùng cái phương pháp này để thực nghiệm, thì cho dù bạn ngay đời này không khai ngộ nhưng vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là khẳng định. Vì sao vậy? Vì bạn “một lòng chuyên niệm”, còn bạn chân tín thật nguyện chính là “phát tâm bồ đề”, nên phù hợp với trên kinh đã nói “phát tâm bồ đề, một lòng chuyên niệm” thì chắc chắn vãng sanh. Tại sao? Ta có lý do để tin tưởng. Lý do gì? Lão Hoà Thượng Hải Hiền đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, còn pháp sư Hải Khánh cùng mẫu thân của Hải Hiền lão tư liệu quá ít nên chúng ta không dám phán đoán, chỉ Lão Hoà Thượng Hải Hiền có phần tư liệu này. Sau khi tôi xem phần tư liệu về Hiền lão rồi, tôi cho rằng lão Hòa thượng Hải Hiền, ngài đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, chỉ có điều là ngài không nói mà thôi. Tại vì sao không nói? Vì duyên không như nhau. Nếu ngài sanh vào thời đại của Thích Ca Mâu Ni Phật, ngài giảng kinh nói pháp sẽ không kém gì Thích Ca Mâu Ni Phật. Nếu ngài sanh vào thời thạnh Đường, ngài sẽ hoằng pháp lợi sanh, làm tổ một đời giống như Đại sư Huệ Năng vậy. Thế nhưng Ngài sanh vào thời đại này của chúng ta thì không thể được, nên ngài phải biểu diễn như vậy là hoàn toàn chính xác. Cách làm này của lão Hoà thượng không có người nào xem mà không hoan hỉ. Bạn xem, ngài không cần danh, không cần lợi, trong khi chúng sanh của cái thời đại này đang cuồng loạn  truy cầu tài sắc danh lợi, còn ngài không cần đến. Cái các vị cần thì họ không cần, cái họ cần thì các vị không cần, nên không có xung đột lợi hại, không có xung đột lợi hại thì có thể hoà thuận cùng sống. Ngài lão thật niệm Phật, lão thật trồng trọt, tương lai vãng sanh thuận buồm xuôi gió, vãng sanh làm ra dáng vẻ vãng sanh để cho mọi người xem, tuổi tác lớn, hơn 100 tuổi thân thể khoẻ, giống như người trẻ tuổi. Việc này làm cho người ngưỡng mộ. Người khác kiếm tiền, còn Ngài bố thí, lấy cái gì để bố thí? Đem cái sự lao nhọc của ngài để bố thí. Bạn xem trồng trọt hơn một trăm mẫu đất, lương thực rau cải trái cây thu hoạch được, thu hoạch lớn, ngài ăn không hết, ngài lại không mang đi bán, mà để làm gì? Cúng dường người bần cùng, người cần đến, ngài cúng dường, những người được nhận trên ngàn vạn người tiếp nhận cúng dường của lão hoà thượng. Việc này là Ngài đang biểu thị bố thí Ba La Mật, trì giới Ba La Mật, nhẫn nhục Ba La Mật, tinh tấn Ba La Mật, thiền định Ba La Mật, Bát Nhã Ba La Mật. Ngài đang biểu diễn Bồ Tát sáu Ba La Mật thảy đều làm được. Cho nên bạn tỉ mỉ mà xem cái đĩa này, cái đĩa này xem qua trăm lần không chán. Tôi nói phương pháp với bạn, nếu một ngày bạn xem ba lần, xem một năm là một ngàn lần bạn sẽ khai ngộ. Nếu không thể không đại triệt đại ngộ thì cũng có tiểu ngộ, có đại ngộ, bạn sẽ tường tận rất nhiều đạo lý. Chúng ta xem tiếp ở phía sau:

Khả kiến thử nãi thánh giả chi sở nan, an năng kỳ chi ư cụ phược phàm phu”[32]:“Phược” là đại danh từ của phiền não. Phàm phu phiền não nặng nên không thể nào làm đến được vô niệm, vô sanh.

Đại sư Thiện Đạo làm chú giải cho “Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh” gọi là “Tứ Thiệp Sớ”, trong Quán Kinh này có nói đến 16 phép quán, nên trong “Tứ Thiệp Sớ” ngài viết rằng kim thử quá môn đẳng”[33] (“Quán môn đẳng” là nói 16 phép này) đều là “chỉ phương nhi lập tướng, trụ tâm nhi thủ cảnh”. Tịnh Độ tông không nói vô tướng, không nói lìa niệm, mà là cái gì? “Chỉ phương” là chỉ định thế giới Tây Phương Cực Lạc, “Lập tướng” là có Thế Giới Cực Lạc, có Tây Phương Tam Thánh. Tịnh tông là bảo bạn đem tâm trụ ở trên Phật hiệu, đây gọi là “trụ tâm thủ cảnh”[34], các thứ khác (là trong tâm lý), dù là bất cứ thứ gì đều không thể có, nếu có thì sai rồi. Pháp môn Tịnh Độ trong tâm chỉ cho phép có A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật thì không thể có thứ gì khác. Việc này dễ làm nhiều rồi, dễ dàng quá nhiều. Chúng ta đem tâm mình, ý niệm tạp niệm thảy đều thanh trừ hết, chỉ còn có A Di Đà Phật để trong đó, trong ngày từ hai đến sau thời chỉ trụ ở một câu A Di Đà Phật này, không cần phải vô tướng, không cần phải lìa niệm. Đây là:

“Như Lai huyền tri”[35]Phật đã dự biết trước,

“Mạt đại tội trược phàm phu”[36]: Phàm phu tạo tội nghiệp nhiều, ô nhiễm nghiêm trọng. “Trược” là ô nhiễm.

“Lập tướng trụ tâm thượng bất năng đắc”[37]: “Lập tướng trụ tâm tuỳ thuận chúng sanh”, bạn đều không làm được, bạn đều không chịu làm,

“Hà huống lìa tướng nhi cầu sự giả”[38]: Tám vạn bốn ngàn pháp môn đều phải lìa tướng. A La Hán phải đoạn kiến tư phiền não, nhưng bạn niệm Phật cầu sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc có thể không cần phải đoạn kiến tư phiền não. Dễ dàng quá nhiều, chân thật là đạo dễ hành,

“Tợ vô thuật thông nhân, cư không lập xá”[39]: Đây là dùng một thí dụ cho việc không thể làm được. Bạn không có thần thông, bạn làm sao có thể xây dựng ở không trung? Vậy ai có thể trên không trung xây dựng phòng ốc, ai có thể làm được? Tiểu thừa A Na Hàm trở lên. A Na Hàm có thần túc thông, giống như Tôn Ngộ Thông trong “Tây Du Ký” vậy, nhưng Tôn Ngộ Không không thể sánh với họ, Tôn Ngộ Không chỉ có 72 biến hoá, còn A Na Hàm không chỉ có thế mà thế gian “ngũ thông” họ đều đầy đủ. Còn chứng được “lậu tận thông” chính là A La Hán, tứ quả A La Hán. Chúng ta xem tiếp đoạn phía sau:

“Thử phương tiện môn, chỉ phương lập tướng, nhiếp tâm chuyên chú, tức thử vọng tâm trì Phật danh hiệu, niệm nhất danh Phật, hoán trừ bách thiên vạn ức vọng tưởng tạp niệm, niệm đắc thuần thục, nãi vong năng sở, tâm vô sở trụ, Phật hiệu phân minh, ám hợp đạo diệu, tiện khế vô trụ sanh tâm chi diệu đế”[40],

Trên “Kinh Kim Cang” nói “Vô trụ sanh tâm”. Lục tổ-Đại sư Huệ Năng, Ngài ở trong câu này mà khai ngộ. Ngũ tổ nghe qua báo cáo của Lục tổ, nghe xong liền truyền y bát cho ngài, ngài chính là tổ đời thứ 6 của Thiền tông. Việc này khó, việc này không phải là việc dễ làm. Thế nhưng niệm Phật, niệm được thuần thục đến năng sở cái ý niệm này đều không còn, vào lúc này là tâm vô sở trụ, Phật hiệu rõ ràng tường tận. Tâm ở chỗ nào? Tận hư không khắp pháp giới, vào cảnh giới của “Kinh Kim Cang” rồi. Chúng ta xem chú giải của Niệm lão nói được rõ ràng:

“Cái dĩ chúng sanh vọng tâm”[41]: Chúng sanh vọng tâm là dáng vẻ hiện tiền của chúng ta,

“Niệm niệm tương tục”[42]: Niệm trước diệt, thì niệm sau sanh,

“Như cấp lưu thuỷ, tùng vị tạm tức”[43]: Mỗi ngày chúng ta ý niệm quá nhiều, chính mình không biết. Phật nói với chúng ta, việc này cũng không thể không biết, không biết thì mê hoặc, biết rồi thì giác ngộ. Cái giác ngộ này giúp chúng ta buông xả tình chấp, cho nên có chỗ tốt.

Chúng ta gọi một niệm, một niệm thời gian bao lâu? Bồ Tát Di Lặc nói với chúng ta một khảy móng tay có bao nhiêu ý niệm? Có 32 ức trăm ngàn niệm. Một trăm ngàn (là mười vạn), một khảy móng tay có 32 ức nhân 10 vạn là 320 triệu niệm. Một khảy móng tay, hiện tại khoa học chúng ta dùng giây làm đơn vị, một giây có bao nhiêu lần khảy? Có người nói có thể khảy bảy lần, tôi khảy không đến, tôi không khảy được bảy lần, tôi đại khái nhanh nhất có thể khảy đến 5 lần, tính thành 5 lần, vậy là một giây có 1600 triệu niệm. Một giây có 1600 triệu lần sanh diệt, chính ngay trước mặt bạn, nên bạn làm sao có thể biết được? Bạn không cách gì phát hiện được vì nó quá nhanh. Nhưng cái hiện tượng này, nhà khoa học lượng tử học hiện đại có thể phát hiện, họ có thể dùng máy móc lượng tử hiện tại có thể dò tìm được, một phần ngàn triệu (1/109) của một giây nó có thể dò tìm được. Vậy thì cách nói này của Bồ Tát Di Lặc so với đại khái là một phần ngàn triệu của một giây của khoa học hiện đại còn nhiều hơn một chút. Cả thảy vũ trụ đều ở cái tần xuất này xuất hiện. Nếu như cái ý niệm này vừa đoạn, vũ trụ này liền không còn. Vũ trụ không phải do vụ nổ phát sanh, mà là từ trong ý niệm của chúng ta biến hiện ra, ý niệm là chủ tể của vũ trụ. Nếu như chúng ta thừa nhận câu nói này, khẳng định câu nói này, tin tưởng Phật nói là chân thật, thì thân thể của chúng ta chính mình liền có thể tự chăm sóc rồi, vì sao vậy? Dùng ý niệm tốt nhất thì bất cứ bệnh gì cũng đều không có.

Lão Hoà Thượng Hải Hiền làm ra tấm gương cho chúng ta, 112 tuổi, thể lực ngài giống như người trẻ tuổi. Ngài mỗi ngày trồng trọt, trèo cây. Ngài xem thấy bên cạnh chùa có một cây to, nhánh cây rủ xuống, người đi lại không tiện, ngài liền mang cưa ra leo lên cây để cưa tỉa nhánh, người 112 tuổi mang theo búa, mang theo cưa để chặt tỉa. Tín đồ đến chùa để thăm ngài, ngài rất vui mừng, phía trước chùa có cây đào, cây đào có rất nhiều trái, ngài leo lên hái đào, hái được một giỏ mang xuống cho mọi người. Tại vì sao có được thân thể khoẻ như vậy? Không gì khác, đó là trong lòng của ngài không có tạp niệm, không có vọng tưởng, thân thể chỉ là hoàn cảnh vật chất nên cảnh tùy tâm chuyển! Thân thể của chúng ta không thể sánh được với ngài, vì chúng ta vẫn có vọng niệm, có vọng tưởng, có tạp niệm, nên chúng ta cần phải làm cho rõ ràng, làm tường tận, đó là niệm Phật, đem vọng tưởng tạp niệm niệm hết. Vị lão Hoà Thượng này một ngày từ sớm đến tối, 24 giờ đồng hồ chỉ có A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra, ngài không có gì khác, cho nên ngài thân thể khoẻ mạnh. A Di Đà Phật là rất thanh tịnh, là rất tối thiện, là rất thù thắng, vậy tại vì sao không niệm? Niệm Phật thân thể liền tốt, thân thể khoẻ. Có một vị tiên sinh họ Trương thỉnh giáo với ngài “ngài làm thế nào để bảo dưỡng thân thể?”Ngài liền nói với ông ấy “trì giới, niệm Phật”. Ngài nói thật, không sai chút nào. Vì sao? “Trì giới” là tu thân, thân sẽ không có lỗi lầm, còn “Niệm Phật” tu tâm không có tâm bệnh. Ngài thân tâm khoẻ mạnh, hơn 100 tuổi rất tự tại. Tôi tin tưởng thân thể của ngài là A Di Đà Phật gia trì, Ngài cũng không cần có thọ mạng dài đến như vậy, Phật lực vừa gia trì nên tự nhiên thọ mạng liền kéo dài. Người tu hành kéo dài tuổi thọ chúng ta thấy quá nhiều rồi. Các vị xem “Liễu Phàm Tứ Huấn”, ông là người thế gian, mỗi ngày sám hối nghiệp chướng, đoạn ác tu thiện, tích luỹ công đức, nên thọ mạng của ông vốn dĩ chỉ có 53 tuổi, nhưng mãi đến 74 tuổi ông mới ra đi, tuổi thọ kéo dài 21 năm, kéo dài hơn. Vào triều nhà Đường có một vị cao tăng người Ấn Độ, Bồ Tát Lưu Chí mà rất nhiều người học Phật đều biết ngài. Ngài phiên dịch kinh điển phiên dịch được rất nhiều, đại khái ở ngay trong lịch sử Phật giáo, người xuất gia tuổi thọ dài nhất là hơn 150 tuổi ra đi. Duyên của mỗi người không giống nhau, chẳng qua là biểu pháp cho mọi người xem.

Đại sư Chương Gia năm xưa dạy tôi “Phật thị môn trung hữu cầu tắc ứng”[44]. Việc này là thật, không phải là giả. Còn như bạn có cầu mà không có ứng là do bạn dụng tâm không tốt nên cầu không được. Nếu như tâm địa thanh tịnh lương thiện thì thảy đều có cảm ứng, cầu tài được tài, cầu thông minh trí tuệ, được thông minh trí tuệ, cầu công danh được công danh, cầu phú quý được phú quý, không có thứ nào không cầu được. Vì sao vậy? Cảnh tuỳ tâm chuyển. Bạn đem cái tâm đó chuyển chánh thì mọi thứ cầu đều hiện tiền. Nếu tâm bạn lương thiện thường hay nghĩ chúng sanh khổ nạn ở cái thế gian này. Vậy phải làm gì? Vì chúng sanh khổ nạn phục vụ, vì những chúng sanh này mà tạo hạnh phúc. Người như vậy Phật Bồ Tát gia trì bạn, quỷ thần cũng ủng hộ bạn, vì tâm của bạn là chân tâm, tâm thanh tịnh, nguyện của bạn là nguyện chân thật, là vì lợi ích chúng sanh, vì chánh pháp cửu trụ, tự nhiên liền được Phật lực gia trì.

Lão Hoà Thượng Hải Hiền là được như vậy, Phật Bồ Tát đem cái sứ mạng hộ trì chánh pháp này giao cho ngài. Ngài thật đã làm được, cả đời không có chính mình, Ngài vì chúng ta mà biểu pháp. Biểu pháp gì? Tam quy ngũ giới, biểu pháp mười thiện, biểu pháp lục độ. Ở ngay trong mấy mươi năm, trong công việc, đối nhân xử thế tiếp vật, bạn nơi nơi đều xem thấy lão Hòa thượng Hải Hiền, đó là một vị Bồ Tát, đang vì mọi người khổ nạn trong năm, còn có thể qua được hạnh phúc, qua được viên mãn, ngài làm ra tấm gương tốt nhất.

Ý niệm của chúng ta, đây là vấn đề căn bản, chính là vọng tưởng tạp niệm quá nhiều, không hề tạm nghỉ.

“Kim nhược miễn cưỡng an nại, thô niệm tuy đắc tiêu tức, tế niệm tùng vị tạm chỉ”[45],

Cái tế niệm này, tôi vừa mới nói, Bồ Tát Di Lặc đã nói tế niệm, tế niệm của A Lại Da,

“Hành nhân thướng nhược thác nhận, tiện vân tương ứng”[46],

Đây là đặc biệt sai lầm. Chúng ta tuy vọng niệm có ít đi rồi, đã có được chút thanh tịnh, đã có được chút trí tuệ nhỏ, nhưng nếu như nói đây chính là tương ưng thì sai rồi, so với tiêu chuẩn của Phật pháp thì vẫn còn cách rất xa. Qua đây có thể thấy được tạo ra sáu cõi luân hồi thì dễ dàng, nhưng làm cho sáu cõi luân hồi dừng lại thì hoàn toàn không dễ dàng. Vậy thì ta nhất định phải dựa vào A Di Đà Phật thôi. Phía sau nói:

Ư thị Đại bi Từ phụ”[47]: Đây là nói A Di Đà Phật,

Hưng khởi vô duyên đại từ, thùy  kỳ diệu phương tiện pháp môn,[48]:“Hưng khởi vô duyên đại từ”: Đây chính là nói A Di Đà Phật đại từ đại bi. Cái từ bi này không có khởi tâm động niệm, gọi là vô duyên từ, hoàn toàn từ chân tâm, từ trong tự tánh lưu lộ ra.“Thùy  kỳ diệu phương tiện pháp môn”: Đây chính là nói tín nguyện trì danh pháp môn, vãng sanh Tịnh Độ,

“Chỉ phương lập tướng”[49]Đây là chỉ định Tây Phương, thọ lập hình tướng là nói Tây Phương có Thế Giới Cực Lạc, Thế Giới Cực Lạc có A Di Đà Phật, chính là để đạt được mục đích:

“Nhiếp tâm chuyên chú”[50]: Đem tâm thu nhiếp, thu nhiếp lại một chỗ, chuyên nghĩ A Di Đà Phật, chuyên niệm A Di Đà Phật, nhất tâm mong cầu Thế Giới Cực Lạc, vậy thì đúng.

“Tức thử vọng tâm, trì Phật danh hiệu,”[51]: Đây là nói bạn  dùng chính cái vọng tâm này mà trì danh niệm Phật,

“Niệm nhất Phật danh hoán trừ bách thiên vạn ức vọng tưởng tạp niệm[52]:

Niệm một câu Phật để hoán trừ trăm ngàn vạn ức vọng tưởng tạp niệm. Đây chính là đem tác dụng của niệm Phật nói ra. Tại vì sao phải niệm Phật? Vì khi bạn không niệm Phật thì bạn có vô lượng vô số vọng tưởng tạp niệm. Cái vọng tưởng tạp niệm này chính là nhân của sáu cõi luân hồi, bạn có nhiều vọng tưởng tạp niệm đến như vậy là bạn đang liên tục tạo ra sáu cõi luân hồi, cho nên bạn với sáu cõi luân hồi nó vĩnh viễn tồn tại, nó không thể tiêu mất. Do nguyên nhân gì? Vì bạn ngày ngày đang tạo ra. Hiện tại bảo bạn đem ý niệm chuyển đổi lại, chuyển thế nào? Chuyên niệm A Di Đà Phật, niệm A Di Đà Phật là tạo ra Thế Giới Cực Lạc, còn vọng tưởng tạp niệm là tạo ra sáu cõi luân hồi. Thế Giới Cực Lạc là A Di Đà Phật, bạn nhất tâm chuyên chú ắt sẽ thành tựu. Chúng ta ngày nay nếu cũng nhất tâm chuyên chú thì tương ưng với A Di Đà Phật, liền có thể vãng sanh Thế Giới Cực Lạc. Cái đạo lý này nếu bạn hiểu, bạn liền chịu niệm Phật, liền thật niệm Phật. Vốn dĩ là bạn không chịu niệm Phật, nhưng sau khi làm cho rõ ràng, làm cho tường tận rồi thì bạn phải nên buông xả. Buông xả cái gì? Buông xả luân hồi, không còn tạo luân hồi nữa.

Niệm một câu Phật hiệu này thế nào? Chúng ta phải học Lão Hoà Thượng Hải Hiền, ngài đã thật làm, 92 năm Niệm một câu Phật hiệu này, nhằm mục đích là gì? Mục đích là để chúng ta thấy rõ ràng, thấy tường tận, bảo chúng ta làm giống như ngài vậy thì được rồi. Việc này vô cùng đơn giản, vì sao thế? Ngài không biết chữ, không có đi học, ngài cả đời không có đọc kinh, cũng không có đọc qua chú, chỉ một câu A Di Đà Phật thì viên mãn thành tựu nên nếu học như ngài thì bất cứ nam nữ, già trẻ, hiền ngu, bất tiếu, các ngành các nghề, thảy đều làm được, đều không có chướng ngại, chỉ cần bạn chịu làm thì ngay đời này bạn liền có thể bất thoái làm Phật.

“niệm đắc thuần thục, nãi vong năng sở, tâm vô sở trụ”[53]: Vậy niệm được thuần thục rồi, bạn không còn khởi tâm không động niệm, năng sở liền không còn. Nếu còn có năng có sở thì khởi tâm động niệm rồi, không khởi tâm không động niệm, không phân biệt, không chấp trước,

“Phật hiệu phân minh”: Câu Phật hiệu này tự nhiên sanh khởi, không phải từ trong ý thức sanh khởi, ý thức sanh khởi là có phân biệt chấp trước. Vậy từ chỗ nào sanh khởi? Từ tự tánh sanh khởi, từ chân tâm sanh khởi, không khởi tâm không động niệm là chân tâm, trong chân tâm sanh khởi câu Phật hiệu này. Đây chính là:

“ám hợp đạo diệu”[54]: Bạn không có công phu tu thiền định, nhưng niệm Phật thì công phu thiền định tối thượng thừa liền xuất hiện ở trên thân bạn, khế hợp với trên kinh Kim Cang,

“tiện khế Kim cang Bát Nhã Kinh, vô trụ sanh tâm chi diệu đế”[55]Đây là nói khế hợp với trên “Kim Cang Bát Nhã Kinh” đã nói “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”. Đây là cái ý nghĩa gì? Rõ ràng nói với chúng ta rằng nếu như Đại sư Huệ Năng một câu “ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm” này mà khai ngộ, đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, thì người niệm Phật chúng ta cũng có thể đạt đến được cảnh giới này, đến lúc nào thì được? Niệm được thuần thục, đến khi khi tâm năng sở không còn (“năng sở” là phân biệt, chấp trước), đến “tâm vô sở trụ” thì chính là chân tâm hiện tiền. Phật hiệu rõ ràng tường tận, Phật hiệu này là từ vô trụ sanh tâm mà ra, ngầm hợp với đạo mầu[56]cùng với tám vạn bốn ngàn pháp môn đạo thành Phật đều tương ưng. Các pháp khác người ta phải trải qua ngàn vạn khổ cực, dùng thời gian vô lượng kiếp mới chứng được Bát Địa, vậy mà bạn một câu Phật hiệu niệm được thuần thục, vạn duyên buông xả, thì ở ngay trong một đời, thời gian không có bao lâu, bạn cùng với những cảnh giới đại Bồ Tát đều như nhau. Đại sư Huệ Năng ở trên “Kinh Kim Cang” một câu này khai ngộ, bạn cũng vậy, bạn cũng đến được cái cảnh giới này. Đây là thật, không phải là giả. Chúng ta xem tiếp đoạn phía sau:

“Trì danh niệm Phật, nhập hữu đắc không”: Chúng ta hạ thủ là có tâm có niệm, cũng chính là nói có khởi tâm động niệm, có phân biệt chấp trước, trong tâm chuyên nghĩ thế giới Tây Phương Cực Lạc, chuyên nghĩ A Di Đà Phật, nghĩ sanh đến Thế Giới Cực Lạc, nghĩ thân cận A Di Đà Phật. Thế nhưng bạn không nghĩ đến câu Phật hiệu này. Khi niệm đến thuần thục, thì quả nhiên cùng trên kinh đại thừa mà cảnh giới của Phật nói hoàn toàn tương ưng. Đắc không rồi, có là giả có, không là chân không. Không là gì? Tự tánh! Tự tánh không phải vật chất, không phải tinh thần, cũng không phải tự nhiên cho nên gọi nó là không. Có là câu Phật hiệu này, tín nguyện trì danh là có, “đắc không” là kiến tánh, minh tâm kiến tánh. Cho nên:

“Tiềm thông Phật trí, ám hợp đạo diệu”[57]: Không học kinh giáo, không học tham thiền, thế nhưng cảnh giới của họ được, cùng Giáo Hạ, cùng Thiền tông, cảnh giới cao nhất hoàn toàn giống nhau,

“Xảo nhập vô niệm”[58]: Vô niệm thì thành Phật,

“Tức phàm thành thánh, chí tai diệu dụng, bất khả tư nghì”[59]Giáo Hạ như ngài Hiền Thủ, ngài Thanh Lương, đại triệt đại ngộ, đại khai viên giải, Tông môn như ngài Huệ Khả, ngài Huệ Năng, những tổ sư đại đức này đều là minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Người học Tịnh Độ chỉ một câu Phật hiệu này (chỗ này giảng được rất rõ ràng, mọi người vạn nhất không nên quên đi), một câu Phật hiệu hoán đổi trăm ngàn vạn ức vọng tưởng tạp niệm, không nghĩ bất cứ thứ gì, không niệm bất cứ thứ gì, chỉ niệm một câu Phật hiệu này, đem vọng niệm niệm tiêu hết, không còn nữa, đem tạp niệm niệm tiêu hết, đây gọi là niệm được thuần thục, đây chính là công phu sâu cạn. Công phu đến loại cảnh giới này thì vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ là thượng bối thượng sanh, chính là Viên giáo Địa thượng Bồ Tát. Quá nhanh rồi, địa vị quá cao rồi, cho nên rất nhiều người không dám tin tưởng.

Chúng ta nhất định phải biết, đây là chân tướng sự thật, Phật không có vọng ngữ, Phật không lừa gạt chúng sanh. Khi chúng ta vào được cái cảnh giới này thì chính mình biết hay không biết? Biết! Ngay trong cuộc sống thường ngày của chúng ta vọng tưởng tạp niệm không còn, phân biệt chấp trước không còn, mọi thứ rõ ràng, mọi thứ tường tận, một chút sai lầm cũng không có. Giống như Lão Hoà Thượng Hải Hiền vậy, cái gì đáng nên nói thì nói, không nên nói thì không nói, không để người có hoài nghi, không để người khởi vọng niệm. Lão Hoà Thượng Hải Hiền thường hay nói với mọi người “trong lòng mọi người đều là vọng niệm, đều là vọng tưởng”, Ngài không nói, nhưng ngài thật làm chính là một câu Phật hiệu dạy cho bạn, cao minh đến tột định. Bạn hỏi tôi cái gì, cũng đều không có, nhưng nếu bạn hỏi nữa tôi liền nói “những thứ bạn cần đó, đều ở trong câu Phật hiệu”. Một câu Phật hiệu là tất cả chư Phật Bồ Tát danh hiệu đều ở trong đó, không đọc các thứ khác, niệm một câu A Di Đà Phật là tất cả kinh giáo, tất cả pháp môn, đều ở trong câu Phật hiệu này, bạn niệm một câu Phật hiệu này là tất thảy đều niệm hết rồi, toàn thể vũ trụ, tất cả kinh pháp của chư Phật đều ở trong đó. Bạn đến Thế Giới Cực Lạc đều sẽ biết được là như vậy, không phải lừa gạt người, đích thực “ám hợp đạo diệu”. Tôi tin tưởng ba vị Bồ Tát chùa Phật Lai đều đạt đến cái cảnh giới này, chính là cái cảnh giới vô trụ sanh tâm, họ đều đạt được rồi.

Hôm nay thời gian đến rồi, chúng ta học đến chỗ này thôi.

A Di Đà Phật!

Ghi chuù:

  • Chöõ vieát ñaäm ñöùng: Noäi dung của Tònh ñoä ñaïi kinh khoa chuù
  • Chöõ vieát ñaäm nghieâng: Nhöõng lôøi trong caùc kinh phaät
  • Chöõ vieát nghieâng: Caùc caâu của tổ sư, đại đức, hoäi thoaïi, hoaëc caùc caâu caàn trích daãn
  • Chöõ vieát gaïch chaân: Nhöõng ñieåm cần nên löu yù
  • Caùc chuù thích cuoái trang khoâng ghi danh ngöôøi chuyeån ngöõ (“footnote”) laø trích daãn trong “Tònh ñoä ñaïi kinh giaûi dieãn nghóa” laàn thöù 1- Naêm 2010, chuyeån ngöõ “Böûu Quang Töï – Ñeä töû Nhö Hoøa”

 

 

 

 

 

[1] Lại nữa, trong chương Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông của kinh Thủ Lăng Nghiêm có nói: “Nay ở trong cõi này, nhiếp thọ người niệm Phật về Tịnh Độ

[2] Vì thế trong Tịnh Tu Tiệp Yếu viết: Đại Thế Chí Bồ Tát nay đang ở trong cõi này, tạo đại lợi lạc. Ngài nhiếp thủ chẳng bỏ chúng sanh niệm Phật, khiến họ lìa tam đồ, đắc vô thượng lực.

 

[3] Vì thế trong “Tịnh Tu Tiệp Yếu” dạy (đây là trước tác của lão cư sĩ Hạ Liên Cư, nói về phương pháp tu Tịnh Độ do Hạ lão biên soạn)

[4] Đại Thế Chí Bồ Tát, hiện cư thử giới,

[5] Làm đại lợi ích hoan hỉ

[6] Ngài nhiếp thủ chẳng bỏ chúng sanh niệm Phật, khiến họ lìa tam đồ, đắc vô thượng lực.

[7] Lại nữa, kinh A Di Đà dạy: “Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân, nghe kinh này, thọ trì”,

[8] Và nghe danh hiệu chư Phật,

[9] Thời những thiện nam tử cùng thiện nữ nhân đó đều được tất cả chu Phật hộ niệm

[10] Lại nữa, người niệm Phật thân có quang minh chiếu xa bốn mươi dặm, ma chẳng thể xâm phạm

[11] Do những điều trên đây có thể thấy người niệm Phật

[12] lại có những vị như Đại Thế Chí Bồ Tát v.v... oai đức nhiếp thọ, lại được hết thảy chư Phật hộ niệm.

[13] Cho nên được xa lìa ma nạn, an ổn tu trì; do cậy vào tha lực nên hóa hiểm thành lành, [do đó pháp này] được gọi là đạo dễ hành

[14] Chắc cũng kẻ bảo tha lực là chấp tướng

[15] Nên biết tha lực cũng là tự tâm.

[16] Tự, tha rành rành

[17] Do tha lực mà hiển lộ tự tâm, từ hữu niệm mà nhập vô niệm,

[18] đấy chính là chỗ sâu mầu của pháp này

[19] Vì thế, sách Di Đà Yếu Giải viết: “Pháp môn này chú trọng hiểu rõ Tha chính là Tự

[20] Nếu kiêng nói đến Phật khác, tức là Tha Kiến chưa hết

[21] Nếu khăng khăng coi trọng Tự Phật,

[22] sẽ thành Ngã Kiến điên đảo

[23] Thầm hợp đạo mầu, khéo nhập vô sanh, vô niệm cùng vô sanh, vượt xa ngoài khả năng của phàm phu

[24] Bậc Bát Địa Bồ Tát trong Viên Giáo, lìa hết thảy tâm ý thức phân biệt, mới thật sự được gọi là đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn

[25] A Lại da thức là thức thứ 8: tích tập thù thắng nên gọi là “tâm”, Mạt na thức là thức thứ 7: Sanh diệt tương tục nên gọi là “ý”, sáu thức trước: Phân biệt thù thắng nên gọi là “thức” (Duy thức nhập môn- HT. Thích Thiện Hoa)

[26] Nói theo các khoa học gia thì Nghiệp Tướng là năng lượng, Chuyển Tướng là thông tin, Cảnh Giới Tướng là vật chất (Tịnh độ Đại kinh giải diễn nghĩa - Lần thứ nhất – Năm 2010)

[27] Nghiệp tướng, Chuyển tướng, Cảnh giới tướng

[28] mới thực sự được gọi là đắc Vô sanh nhẫn

[29] có thể thấy bậc thánh còn gặp khó khăn,

[30] Như Lai sớm biết, phàm phu tội chướng nhơ bẩn trong đời Mạt Pháp,

[31] thầm hợp đạo mầu, khéo nhập vô sanh

[32] Có thể thấy bậc thánh còn gặp khó khăn, làm sao phàm phu đầy dẫy triền phược mà hòng làm được

[33] Nay các phép quán này (là chỉ 16 phép quán trong Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh)

[34] Lắng tâm giữ lấy cảnh

[35] Như Lai đã sớm biết trước

[36] Thời Mạt pháp phàm phu tội chướng nhơ bẩn

[37] Lập tướng để trụ tâm còn chưa thể làm được

[38] Huống hồ tu tập theo lối lìa tướng

[39] Cũng giống như kẻ chẳng có thần thông hay pháp thuật xây nhà trên không

[40]Pháp môn phương tiện kỳ diệu này, chỉ phương, lập tướng [để hành nhân] nhiếp tâm chuyên chú, dùng chính cái vọng tâm này để trì danh hiệu Phật. Niệm một danh hiệu Phật nhằm thay thế, trừ bỏ trăm ngàn vạn ức tạp niệm vọng tưởng. Niệm đến mức thuần thục sẽ quên mất Năng lẫn Sở, tâm chẳng trụ vào đâu, Phật hiệu phân minh, ngầm hợp đạo mầu, liền khế nhập chân lý mầu nhiệm “vô trụ sanh tâm”

[41] Ấy là vì chúng sanh vọng tâm

[42] Niệm niệm nối tiếp nhau

[43] Như dòng nước chảy xiết, chưa hề tạm ngừng

[44] Trong nhà Phật, có cầu tất có ứng

[45] Nay nếu miễn cưỡng đè nén, tuy thô niệm hơi ngưng nghỉ, tế niệm chưa hề tạm dứt

[46] Hành nhân nếu ngộ nhận, liền cho là đã tương ứng (Thô niệm hơi ngưng dứt đôi chút, nhưng tế niệm về căn bản là chưa đình chỉ)

[47] Do vậy Đấng cha lành

[48] Khởi lòng Từ vô duyên, ban pháp môn phương tiện kỳ diệu này,

[49] chỉ phương, lập tướng

[50] [để hành nhân] nhiếp tâm, chuyên chú

[51] dùng chính cái vọng tâm này để trì danh hiệu Phật.

[52] Niệm một danh hiệu Phật nhằm thay thế, trừ bỏ trăm ngàn vạn ức tạp niệm vọng tưởng.

[53] Niệm đến mức thuần thục, sẽ quên mất Năng lẫn Sở, tâm chẳng trụ vào đâu

[54] Ngầm hợp đạo mầu

[55] liền khế nhập chân lý mầu nhiệm “vô trụ sanh tâm” trong kinh Kim Cang Bát Nhã

[56] “ám hợp đạo diệu”

[57] Ngầm thông với Phật, thầm hợp đạo mầu

[58] khéo nhập vô niệm,

[59] từ ngay nơi phàm mà thành thánh, diệu dụng cùng tột thay, chẳng thể nghĩ bàn

/30
 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây