Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi

Kính thưa chư vị Pháp sư, chư vị Đại đức, chư vị đồng tu, xin chào mọi người!

Hậu học rất vinh dự lần đầu tiên được đến với quý đảo Đài Loan, có được pháp duyên thù thắng như thế này, có thể cùng với chư vị Đại đức ở nơi đây thảo luận: “Chứng minh của khoa học về nhân quả luân hồi”. Trong thời đại hiện nay, buổi thảo luận này rất là quan trọng.

Hậu học trước khi đến Đài Loan đã đi đến Hồng Kông để chúc tết Ân sư Tịnh Không thượng nhân. Ân sư Ngài đã ân cần dặn dò tôi: “Giáo dục nhân quả là giáo dục quan trọng nhất để cứu vãn thế đạo nhân tâm”. Vì vậy Ân sư Ngài cũng khuyến khích hậu học đi các nơi trên thế giới để thúc đẩy tuyên giảng nhân quả luân hồi. Cho nên hậu học cảm thấy rằng sứ mệnh giáo dục nhân quả vô cùng quan trọng, vì vậy không suy nghĩ, đã đi đến quý đảo để chia sẻ chủ đề này với mọi người, cũng là để thỉnh giáo với mọi người.

Chương 1: Tập 1 - Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi - Phần 1


Kính thưa chư vị Pháp sư, chư vị Đại đức, chư vị đồng tu, xin chào mọi người!

Hậu học rất vinh dự lần đầu tiên được đến với quý đảo Đài Loan, có được pháp duyên thù thắng như thế này, có thể cùng với chư vị Đại đức ở nơi đây thảo luận: “Chứng minh của khoa học về nhân quả luân hồi”. Trong thời đại hiện nay, buổi thảo luận này rất là quan trọng.

Hậu học trước khi đến Đài Loan đã đi đến Hồng Kông để chúc tết Ân sư Tịnh Không thượng nhân. Ân sư Ngài đã ân cần dặn dò tôi: “Giáo dục nhân quả là giáo dục quan trọng nhất để cứu vãn thế đạo nhân tâm”. Vì vậy Ân sư Ngài cũng khuyến khích hậu học đi các nơi trên thế giới để thúc đẩy tuyên giảng nhân quả luân hồi. Cho nên hậu học cảm thấy rằng sứ mệnh giáo dục nhân quả vô cùng quan trọng, vì vậy không suy nghĩ, đã đi đến quý đảo để chia sẻ chủ đề này với mọi người, cũng là để thỉnh giáo với mọi người.

Chuyến vân du diễn giảng ngày hôm nay tại quý đảo là điểm cuối cùng, điểm thứ 11. Trong hai tuần này, hậu học tôi đi đến Đài Nam, Cao Hùng, Cương Sơn, Đấu Lục, kể cả các nơi ở Đài Bắc v.v… để diễn giảng, cũng đã đến nhà tù, đến nơi tạm giam, đến hội trường của sở cảnh sát, cùng mọi người thảo luận với nhau.

Đối với nhân quả luân hồi và chân tướng của vũ trụ nhân sanh, kỳ thật từ xưa đến nay người ta mãi vẫn đang tìm tòi, bởi vì con người có sanh ắt sẽ có tử. Về việc sanh tử, mọi người nên suy nghĩ, sanh tử đến như thế nào, sanh từ nơi nào đến, chết đi về đâu? Thậm chí nên suy nghĩ rằng có thể chấm dứt được chuyện sanh tử không? Không sanh không tử? Những vấn đề này có thể nói trong lịch sử đã nghiên cứu mấy ngàn năm rồi; ở trong những tín ngưỡng, văn hóa, tôn giáo trong và ngoài nước cũng có những đáp án rất phong phú. Chẳng hạn như Khổng Tử - Thánh nhân của dân tộc chúng ta - trong chú giải “Kinh Dịch” có cho chúng ta biết về “Tinh khí vi vật du hồn vi biến”. Du hồn là nói đến trạng thái con người trước khi đầu thai và sanh ra, tinh khí là chỉ trạng thái cha mẹ sinh ra sau khi đầu thai. Tuy nhiên, Khổng Tử Ngài cũng có nói “Vị tri sanh yên tri tử”. Cho nên với đạo lý của sự sống Ngài giảng rất nhiều, nhưng đạo lý về cái chết thì nói rất ít, nhưng Ngài cũng nói sơ qua cho chúng ta: Sự thật con người sau khi chết vẫn còn tồn tại sự sống.

Cũng gần giống như Ngài Khổng Tử, cùng thời đại đó, có Thánh nhân Plato ở Phương Tây. Trong tác phẩm “Lý Tưởng Quốc” của ông cũng mô tả đến những vấn đề của sự sống và cái chết, đặc biệt có người miêu tả tình tiết của con người khi linh hồn ra khỏi thể xác. Phật Tổ của chúng ta - Thích Ca Mâu Ni Phật đối với sanh tử luân hồi, chân tướng trong sáu đường Ngài đã giảng cho chúng ta nghe càng rõ ràng hơn.

Ngoài những vị cổ Thánh tiên Hiền đã giảng dạy cho chúng ta về chân tướng của vũ trụ nhân sanh này, thì trong lịch sử trong và ngoài nước cũng có rất nhiều ghi chép nổi tiếng đối với chuyện chuyển thế luân hồi. Trong chính sử của đất nước ta cũng có rất nhiều câu chuyện nói đến sự chuyển kiếp luân hồi. Chúng ta tạm thời không bàn chuyện giả sử mà chỉ bàn chính sử, đều được sự công nhận của các vị vua ở trong chính sử, có nhiều bài viết về vấn đề này. Có bài viết nói nhà thơ tiên Lý Bạch đời nhà Đường sau này chuyển kiếp thành Quách Tường Chánh ở vào đời nhà Tống (chuyện này có ghi chép trong “Tống Sử” trang 10 tập 3 quyển 444). Vào thời Nam Bắc Triều vẫn còn có Lương Nguyên Đế, tiền kiếp của ông là một vị xuất gia tên là Miễu Mục Tăng (Chuyện này ghi trong “Nam Sử Lương Ký” ở trang 1 tập 3 quyển 8). Còn có câu chuyện người trời chuyển kiếp, ví dụ như trong “Đường Thư” trang 3 tập 2 quyển 27 có ghi chép câu chuyện của Hoàng đế Đường Đại Tông đời Đường là một vị thần đến đầu thai.

Ngoài ra, còn có chuyện con người chuyển kiếp thành động vật. Thí dụ nổi tiếng là Đại tướng Bạch Khởi thời đại Chiến Quốc nhà Tần cùng với nước Triệu đánh nhau. Đại tướng nước Triệu là luận binh trên giấy, không biết cách sử dụng binh. Kết quả là 400.000 binh lính nước Triệu bị bắt làm tù binh đại bại, đương nhiên 400.000 binh lính của nước Triệu trong tay không một tấc sắt đều bị chôn sống. Vì vậy, về sau trong “Đông Châu Liệt Quốc Chí” có ghi lại vào những năm cuối đời Đường, có một hôm trên trời bỗng nổi lên một trận sấm sét và đánh một con trâu chết tươi. Kết quả phát hiện trên bụng của con trâu có viết hai chữ “Bạch Khởi”. Đối với câu chuyện này lịch sử có bình luận: Bạch Khởi do giết người quá nhiều, cho nên ông ta đời đời kiếp kiếp đều phải mang thân súc sanh để chịu quả báo, và còn phải chịu nhận quả báo bị sét đánh chết.

Trong những ghi chép của lịch sử còn đăng thêm lời giáo huấn của cổ Thánh tiên Hiền, vì vậy người xưa đối với chuyện chuyển kiếp luân hồi nhân quả báo ứng kỳ thật chẳng nghi ngờ chút nào. Con người trong thời đại này, do khoa học phát triển, đối với chuyện luân hồi chuyển kiếp bắt đầu không tin tưởng, đây có lẽ là bởi vì cho rằng hễ nói đến luân hồi thì chỉ trong tôn giáo mới có, cho rằng đây là khái niệm ở trong tôn giáo. Tất cả đều bị bác bỏ cho là mê tín, là phản khoa học. Đại khái vì khoa học và tôn giáo mấy trăm năm lại đây thật giống như oan gia.

Bạn xem trong thập kỷ 70, khi Tây Âu đang lúc khoa học vừa mới bắt đầu khởi sắc, lúc đó có rất nhiều nhà thiên văn học đã phát hiện trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ. Học thuyết này vi phạm quan điểm của tôn giáo lúc đó, cho nên bị tôn giáo đồ lúc đó bác bỏ, cho là dị đoan tà thuyết. Giống như nhà thiên văn học người Ý là Galileo, lúc đó khăng khăng giữ học thuyết “Trái đất thật sự không phải là trung tâm của vũ trụ mà chỉ là một hành tinh nhỏ ở bên trong vũ trụ. Học thuyết này hiện nay chúng ta đều biết là đúng, nhưng vào thời đó, người khăng khăng cố giữ học thuyết này đều bị tôn giáo đồ hãm hại, Galileo bị bắt bỏ tù chung thân. Còn có Bruno cũng bị bắt thiêu sống. Bạn xem, người xưa dùng tôn giáo để phản bác khoa học, còn người hiện nay thì lại dùng khoa học để phản bác tôn giáo, đây gọi là nhân nào quả đó, nhân quả báo ứng rõ ràng. Nhưng chúng ta nên biết, chân lý là phải chịu muôn vàn thử thách của khoa học và cũng chẳng sợ khoa học kiểm nghiệm.

Trong mấy mươi năm gần đây, ở phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, sự phát triển của những ngành khoa học như tinh thần y học, tử vong y học, tâm lý học, sinh lý học thực sự đã cung cấp cho chúng ta rất nhiều chứng cứ khoa học chứng thực con người thật sự có luân hồi chuyển kiếp. Hậu học mấy năm gần đây không ngừng sưu tầm và nghiên cứu những tài liệu nói về vấn đề này. Kết quả tài liệu nói về vấn đề này rất là phong phú. Hậu học hai ngày hôm nay có được nhân duyên như vậy liền đến giới thiệu một cách đơn giản cho mọi người về thành quả của Phương Tây đối với chuyện luân hồi chuyển kiếp.

Trước khi giới thiệu, tôi muốn kể cho mọi người một câu chuyện điển hình. Câu chuyện này xảy ra ở Trường Đại học Virginia của Hoa Kỳ. Giáo sư Ian Stevenson, nhà tinh thần tâm lý học nổi tiếng, cả cuộc đời bốn mươi mấy năm đã sưu tập và nghiên cứu hơn 3.000 câu chuyện, những câu chuyện này chứng thực là có sanh tử luân hồi. Đối tượng nghiên cứu của ông chủ yếu là những em thiếu nhi từ hai đến bảy tuổi. Các em thiếu nhi ở trong giai đoạn có thể nói chuyện được. Các em có thể nhớ lại tiền kiếp của chính bản thân mình. Tình huống được kể ra đều là những chuyện đã xảy ra mấy mươi năm, thậm chí mấy trăm năm trong quá khứ, mà còn có thể miêu tả lại những chi tiết này thật tỉ mỉ và chân thật. Mọi việc đều được xác minh.

Một kiệt tác trong giai đoạn đầu của Giáo sư Stevenson có tên “Hai Mươi Chuyện Tái Sanh Điển Hình”. Trong tác phẩm này, hậu học xin chọn ra một câu chuyện để kể cho mọi người nghe. Câu chuyện này kể về một bé gái người Ấn Độ tên là Swarnlata. Swarnlata ra đời vào ngày 2 tháng 3 năm 1948, tại thành phố Phanna của Ấn Độ. Khi cô bé 4 tuổi, cô bé này có thể kể lại chuyện của chính bản thân mình đã gặp trong kiếp trước. Bản thân cô kiếp trước sống ở phố Kai Dili, trong gia đình mang họ Pashake. Gia đình cô hiện sống và gia đình mà kiếp trước cô sống căn bản là hai nhà chẳng có quen biết nhau. Có một hôm, cô bé này cùng với người cha của mình đi ngang qua phố Kai Dili kiếp trước cô đã sống. Kết quả khi vừa thấy thành phố này, cô cảm giác như rất quen thuộc, trước đây đã sống qua nơi này. Cho nên cô liền nói với cha của mình: Thưa cha, nhà của con ở gần chỗ này, chúng ta đi đến đó uống trà nhé!”. Nhưng cha của cô trả lời: Con gái ngốc ơi, nhà của mình không phải ở đây!”. Kể từ lúc đó, cô bé này liền bắt đầu không ngừng miêu tả đủ hết những câu chuyện ở kiếp trước, gây sự chú ý cho cha mẹ.

Về sau, câu chuyện này được truyền đến chỗ của Giáo sư Stevenson, thế là Giáo sư cùng với những đồng nghiệp người Ấn Độ, các nhà nghiên cứu cùng nhau tiến hành điều tra xác minh câu chuyện này. Những vị Giáo sư này liền căn cứ vào các tình huống mà cô bé đã miêu tả, tìm đến gia đình nơi cô bé đã sống ở kiếp trước. Thì ra, cô bé này kiếp trước ở trong gia đình này là một người mẹ. Cô tên là Shakespeare, qua đời vào năm 1939.

Lúc cô bé này đi đến gia đình mà kiếp trước đã sống, dường như vừa gặp được mỗi người trong gia đình cô cảm thấy quen, tên của mỗi một người đều có thể nói ra liền một mạch. Chân thật giống như người thân cũ trở về nhà, hỏi thăm sức khỏe mọi người lâu rồi mới gặp lại, hỏi thăm mọi người đều khỏe hết chứ? Các vị giáo sư này liền tiến hành thẩm tra cô bé, cho cô bé làm một số trắc nghiệm. Trong đó có trắc nghiệm cho Shakespeare kiếp trước là một người mẹ, bỏ lại người chồng và đứa con. Gọi đứa con đến trước mặt của cô bé, cố ý làm rối loạn suy nghĩ của cô bé, liền giới thiệu với cô bé rằng người này là như vậy như vậy mà không giới thiệu ông ấy là con của Shakespeare. Kết quả cô bé này cũng nhận ra được đứa con trong tiền kiếp của mình, không hề bị rối loạn tư tưởng, kiên quyết nói rằng đây chính là con của tôi, tên của ông ấy là Maili và còn biểu hiện tình yêu thương của người mẹ hiền đối với đứa con trong tiền kiếp của mình. Chúng ta biết được, người con của cô ấy trong đời này tuổi tác lớn hơn cô, không ngờ rằng cô bé này biểu hiện ra thật là giống một người mẹ hiền đối đãi với con của mình.

Càng thú vị hơn là cô bé Swarnlata này có thể kể ra câu chuyện riêng tư của ông chồng tiền kiếp của cô. Vốn dĩ người chồng trong tiền kiếp của cô đã lấy đi 1.200 rúp tiền riêng ở trong tủ tiền của cô, vẫn chưa hoàn trả lại cho cô. Câu chuyện vẫn chưa có ai biết được, chỉ có chồng của cô ở trong lòng biết rất rõ. Kết quả là cô bé đã đem câu chuyện này kể hết ra cho mọi người nghe, khiến cho ông chồng của cô đỏ mặt tía tai mà chấp nhận.

Vì vậy, chúng ta không nên cho rằng đã mượn tiền của người trong nhà không chịu hoàn trả là không có chuyện gì nhé! Kết quả chẳng ngờ chủ nợ đến đời sau họ vẫn còn nhớ. Vì vậy không được nói mắc nợ không chịu trả, mà nhất định phải trả.

Mọi người có thể chú ý đến cô bé này tự mình nói: Bà Shakespeare đã qua đời vào năm 1939. Câu chuyện này cũng đúng với sự thật, đã qua sự xác minh của các vị giáo sư. Cuộc đời của bé gái này được sinh ra vào năm 1948, cho nên thời gian cách nhau ở khoảng giữa là chín năm.

Có người sẽ hỏi trong khoảng chín năm đó cô bé đã đi đâu? Cô bé này chính từ miệng mình nói ra, cô bé nói trong chín năm đó cô đã đi đầu thai một lần ở một làng quê nhỏ nước Bengal (là quốc gia gần với Ấn Độ), và cũng là một bé gái. Cô bé này đến chín tuổi thì qua đời. Làm sao chứng minh đây? Cô bé này rất vui vẻ hát một bài dân ca của nước Bengal, mà còn hát đi hát lại một cách say đắm trong tiếng hát của mình, nhảy múa rất uyển chuyển. Mẹ của cô bé cũng như mọi người đều không hiểu tiếng Bengal, cho nên chỉ nhìn xem cô bé vừa hát vừa nhảy, cũng không biết cô đang hát cái gì, đang nhảy điệu gì, chỉ nhìn thấy cô bé trong bộ dạng rất là thỏa mãn.

Về sau, Giáo sư Stevenson cùng với các đồng nghiệp người Ấn Độ của ông trong lúc đi điều tra, trong đó có một vị học giả người Ấn Độ biết được tiếng Bengal, cho nên trong lúc bé gái đang hát liền vội vàng ghi lại lời của bài hát. Những ca từ này là miêu tả người nông dân đang trong mùa bội thu. Tâm trạng vui mừng đó là khen ngợi thiên nhiên. Những ca từ này được phiên dịch sang tiếng Anh, cũng được in trong luận văn của Giáo sư Stevenson. Về sau, các vị giáo sư này liền đem những ca từ này, thật ra là muốn đi tìm cô bé đã nói ở kiếp trước thuộc làng quê của nước Bengal. Kết quả thật sự tìm được. Vừa xác minh, quả nhiên người ở trong làng này họ thật sự rất thích hát bài dân ca này và cũng có thể vừa hát vừa nhảy rất uyển chuyển theo bài hát. Cho nên, thí dụ này bày ra sờ sờ trước mắt của chúng ta, chứng minh Con người sau khi chết không phải không còn gì, mà đích thực là có luân hồi chuyển kiếp.

Con người hiện đại chúng ta chẳng tin có chuyện luân hồi như vậy, cho nên làm ra dáng vẻ luân hồi là mê tín không phù hợp với tinh thần khoa học. Vậy chúng ta xem thử cái gì được gọi là tinh thần khoa học? Tinh thần khoa học có thể nói có hai điểm: một cái gọi là “Thực chứng cầu chân” và một cái gọi là “Khả trùng phục tánh”. “Thực chứng cầu chân” là chỉ sự thật cầu thị, như vậy mà thừa nhận; “khả trùng phục tánh” là bạn làm cái thực nghiệm này lặp đi lặp lại nhiều lần. Trương Tam làm cũng như vậy, Lý Tứ làm cũng như vậy, Vương Ma Tử làm thì cũng như vậy. Kết luận đều là như nhau, thì điều này mới được gọi là khoa học thực nghiệm.

Giáo sư Stevenson căn cứ vào tinh thần khoa học, dùng hơn 3.000 trường hợp điển hình, lặp đi lặp lại vì chúng ta mà chứng minh luân hồi là thật sự có. Với ông, mỗi trường hợp đều được tiến hành điều tra nghiên cứu tỉ mỉ, một chút cẩu thả cũng không có, cho nên cũng nhận được rất nhiều lời khen ngợi cao độ của giới khoa học, giới học thuật Hoa Kỳ. Tạp chí y học của Hoa Kỳ có tên “Nghiên Cứu Về Bệnh Của Não Và Thần Kinh” đối với Giáo sư Stevenson có bình luận và đánh giá cao. Tạp chí nói rằng: “Nếu như Giáo sư Stevenson không phải đang gây ra một điều sai lầm to lớn, thì chắc chắn ông phải là Galileo của thế kỷ 20. Người Hoa Kỳ nói chuyện đều thích nói ngược, họ nói: Nếu như bạn không phải đang làm ra một điều sai lầm”. Đương nhiên ông không làm điều sai lầm, làm sao mà nói một người làm sai mà làm hơn 40 năm, nghiên cứu hơn 3.000 trường hợp, vì vậy mới khen ngợi ông, nói ông là Galileo của thế kỷ thứ 20.

Chúng ta vừa nhắc đến Galileo, nhà thiên văn học của thế kỷ 17 người Ý. Lúc đó, ông đề xuất học thuyết trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ. Đối với tôn giáo thời đó, kiểu quan niệm truyền thống này là một thách thức và chấn động vô cùng to lớn. Chúng ta biết rằng, hiện nay thế kỷ 20, Giáo sư Stevenson đã chứng minh nghiên cứu khoa học về luân hồi, điều này cũng đúng với quan niệm khoa học truyền thống, là một thách thức và chấn động vô cùng to lớn. Chúng ta tin tưởng, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học, sự thật của việc luân hồi càng ngày càng được nhiều người trong xã hội chấp nhận.

Ở phương Tây, đối với việc nghiên cứu khoa học về luân hồi chuyển kiếp có thể nói là kết quả vô cùng phong phú. Hậu học có thể nói trong khoảng thời gian bốn giờ ngắn ngủi này phải kể ra những câu chuyện này là chuyện không phải dễ dàng. Hậu học tôi cơ bản đem kết quả nghiên cứu khoa học của phương Tây chia thành năm lĩnh vực nghiên cứu. Chia ra cũng không chuẩn xác lắm, nhưng có thể dễ dàng cho việc chia sẻ.

/8
 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây