Tịnh Độ Vấn Đáp

1. Sách Phật Học Vấn Đáp
Tác Giả: Pháp Sư Tịnh Không
Nhóm Hoa Tạng Giảng Ký cung kính ghi chép
Download .doc: Phat-Hoc-Van-Dap-HT-Tinh-Khong-Nhom-Hoa-Tang-Ghi.doc
Download .pdf: Phat-Hoc-Van-Dap-HT-Tinh-Khong-Nhom-Hoa-Tang-Ghi.pdf

2. Học Phật Vấn Đáp 2004
Tác Giả: Pháp Sư Tịnh Không
Địa điểm: Hiệp Hội Phật Đà Giáo Dục Hồng Kông
Thời gian: 30-7-2004

Chương 1: Câu hỏi 1 đến câu hỏi 5

Câu Hỏi 1: Kính bạch Hòa thượng! Con mỗi hôm ngủ sớm, dậy sớm, sáng ra đến bàn thờ lễ Phật, nương vào kinh điển cũng như các lời dạy của các bậc thiện tri thức chỉ dạy mà tu hành. Vì hoàn cảnh gia đình, con không thể tham gia các khóa tu Phật thất và cũng do sức khỏe, con không thức khuya để tinh tấn niệm Phật được. Vậy kính hỏi Hòa thượng: Con có vãng sinh Tịnh độ được không?
Đáp: Đương nhiên là vãng sinh Tịnh độ. Bởi vì, trong Ngũ Kinh Nhất Luận không nói rằng nhất định phải đi tham dự khóa tu Phật thất thì mới được vãng sinh; cũng không có nói nhất định thức khuya niệm Phật mới được vãng sinh. Chúng ta cần phải có niềm tin vững chắc vào giáo pháp mà tu hành, không nên nghe lời người này người kia mà rối loạn tâm trí.
Câu Hỏi 2: Kính thưa Hòa thượng! Mẹ con sống tại Nhật Bản và chuyên niệm Kinh Diệu Pháp Liên Hoa gần 20 mươi năm rồi. Vậy kính hỏi Hòa thượng làm cách nào khuyên bà chuyển qua niệm Phật để cầu vãng sinh về Tịnh độ? Xin Hòa thượng chỉ dạy cho con rõ!
Đáp: Đây là một việc vô cùng trọng yếu, bạn phải khéo léo khuyên bà niệm Phật là tốt nhất. Ở bên Nhật Bản có Tông Nhật Liên chuyên niệm Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Điều trọng yếu là vào thời này phải niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh độ, nếu như một đời này không niệm Phật cầu vãng sinh là thiếu đi một nhân duyên rất lớn. 
Câu Hỏi 3: Kính bạch Hòa thượng! Đệ tử có người bạn thân tham thiền đã 20 năm và có thành tựu một chút công phu. Tiếc rằng năm nay chẳng biết anh ta tu tập ra sao mà bỗng nhiên bị "tẩu hỏa nhập ma", nhìn thấy sự vật gì cũng đều sợ hãi. Đệ tử chẳng biết cách nào để chỉ dẫn anh ấy hồi đầu niệm Phật? Kính xin Hòa thượng từ bi chỉ dạy cho con rõ!
Đáp: Người tham thiền mà thành tựu công phu thì tuyệt đối không có hiện tượng này. Đó là điều tôi khẳng định như vậy. Tham thiền là học Mật tông vô cùng khó và dễ bị "tẩu hỏa nhập ma". Người tu pháp môn này nhất định phải có thiện tri thức chơn chánh thường bên cạnh mình để hướng dẫn. Nếu không có người trông nom, hướng dẫn thì rất dễ xảy ra những điều sai lầm đáng tiếc. Xưa kia lão pháp sư Đàm Hư nói về vấn đề này rất hay. Ngài nói rằng: "Trong đời Ngài, từng thấy qua người tham thiền và đã từng nghe nói người học Thiền. Những người có được Thiền định, Ngài cũng đã từng thấy qua và nghe qua. Nhưng người tham Thiền để được khai ngộ, từ trước đến nay Ngài chẳng có nghe qua". Tham thiền nếu không đại triệt, đại ngộ thì chẳng thể liễu sinh thoát tử, vượt ra ba cõi. Do đó, tu hành mà được Thiền định là một việc rất khó khăn. Người chơn chánh tu hành có được Thiền định phần nhiều đều sinh lên Tứ Thiền Thiên. Điều này rất hiếm, rất hiếm có. Học Phật, học đến "tẩu hỏa nhập ma" đó là quả báo rất xấu, nhất định là đọa vào tam ác đạo, đời sau khó có thể có dịp trở lại làm thân người. Vậy Phật tử cố gắng giúp họ sớm tỉnh thức mà hồi đầu niệm Phật. Nếu anh ta chịu nghe lời và chịu tiếp thu ý kiến thì thật là một việc rất tốt và rất đáng quý! Nếu anh ta không nghe thì sự việc sẽ trở nên rất khó khăn. Vì anh ta cố chấp, coi thường pháp môn Tịnh độ thì khó có thể tiếp nhận pháp môn này. Nhưng Phật tử đừng ngại, cứ thử xem như thế nào. Mình hết lòng hết sức vì trách nhiệm và bổn phận đối với bạn bè thân thích để giúp đỡ anh ta. Còn có hiệu quả hay không thì phải tùy phước báo nhơn duyên của anh ta vậy.
Câu Hỏi 4: Thưa Hòa thượng! Lúc chưa tu tập thì nghiệp chướng ít, nay dụng công tu tập thì nghiệp chướng dần xuất hiện nhiều. Như vậy, có phải do mình dụng công niệm Phật quá sức không? Kính xin Hòa thượng từ bi chỉ dạy cho con rõ!
Đáp: Không nhất định như vậy! Cũng có nhiều người khi mới bước vào tu tập thì nghiệp chướng xuất hiện làm chướng ngại công phu. Có người khi công phu tu tập đắc lực, thì nghiệp chướng xuất hiện để khảo nghiệm. Vậy ai đến khảo nghiệp chúng ta? Là những oan thân trái chủ trong đời quá khứ tìm đến. Khi Phật tử công phu niệm Phật đắc lực để cầu vãng sinh Tây phương Cực Lạc, thì họ tìm đến gây phiền não với mình, muốn cản trở ý nguyện của chúng ta. Nếu gặp những trường hợp như thế, chúng ta khởi lòng từ bi, cầu nguyện cho họ, hy vọng họ không đến khuấy phá làm chướng ngại chúng ta nữa. Nếu chúng ta phát nguyện tu hành thành tựu vãng sinh về thế giới Cực Lạc thì quay trở lại cứu độ họ, nhất định họ sẽ chấp nhận và còn ủng hộ chúng ta nữa. Vãng sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc, chúng ta mới đầy đủ năng lực cứu độ chúng sinh.
Câu Hỏi 5: Kính thưa Hòa thượng! Con đọc Kinh Vô Lượng Thọ, cảm thấy rất tương ưng và rất khế nhập. Nhưng đọc kinh Hoa Nghêm, con không hiểu gì cả. Vậy xin hỏi Hòa thượng: Có phải do con không đủ trình độ để hiểu bộ kinh này không? Kính xin Hòa thượng từ bi chỉ dạy cho con rõ!
Đáp: Trong những Phật tử đồng tu học, có người mới tu học đời này, có người tu học đời quá khứ. Do vậy, hôm nay đồng tu, đồng học nhưng sự hiểu biết về Phật pháp của mỗi người có sự sai khác. Người có thiện căn sâu dày do trong quá khứ, họ đã từng tu học qua pháp môn và một bộ kinh nào đó, đời này gặp lại, họ hiểu rất nhanh. Khi tu học, họ rất hoan hỷ, chứng tỏ đời trước, họ đã từng tu học qua rồi. Có người đời này, gặp kinh, gặp pháp môn tu nhưng tiếp nhận rất chậm và cảm thấy rất khó hiểu. Đó là họ mới có duyên đời này. Còn duyên của Phật tử, chắc trong đời quá khứ có tu theo pháp môn Tịnh độ và đã đọc qua Kinh Quán Vô Lượng Thọ rất nhiều, cho nên bây giờ gặp lại, sinh tâm vui vẻ và tụng đọc hiểu được ý kinh. Còn Kinh Hoa Nghiêm do đời trước chưa có đọc qua, cho nên bây giờ tiếp xúc, cảm thấy khó hiểu. Nguyên nhân là ở chỗ này.

/15
 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây