Tịnh Độ Vấn Đáp

1. Sách Phật Học Vấn Đáp
Tác Giả: Pháp Sư Tịnh Không
Nhóm Hoa Tạng Giảng Ký cung kính ghi chép
Download .doc: Phat-Hoc-Van-Dap-HT-Tinh-Khong-Nhom-Hoa-Tang-Ghi.doc
Download .pdf: Phat-Hoc-Van-Dap-HT-Tinh-Khong-Nhom-Hoa-Tang-Ghi.pdf

2. Học Phật Vấn Đáp 2004
Tác Giả: Pháp Sư Tịnh Không
Địa điểm: Hiệp Hội Phật Đà Giáo Dục Hồng Kông
Thời gian: 30-7-2004

Chương 15: Câu hỏi 71 đến câu hỏi 75

TỊNH ĐỘ VẤN ĐÁP CỦA HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG
Câu hỏi 71 đến câu hỏi 75
Câu Hỏi 71: Kính bạch Hòa thượng! Con quyết tâm một đời này niệm Phật vãng sinh về Tây phương Cực lạc nhưng chồng con không muốn cho con phát nguyện như vậy. Con trai con cùng mọi người muốn con ở thế gian để hộ trì chánh pháp cho được lâu dài, không đi đến hủy diệt. Vậy kính hỏi Hòa thượng, như vậy có đúng không?
Đáp: Đây là do tâm nguyện của Phật tử, không nên nghe theo gia đình, người thân một cách miễn cưỡng. Mọi người tin hay không mình không cần biết. Điều quan trọng là việc phát nguyện của chính mình phải mãnh liệt. Chúng tôi chỉ khích lệ tinh thần, không nên nương nhờ hy vọng vào ai cả. Cho nên, chư Phật và Bồ Tát dạy chúng sinh cũng như vậy: Chúng ta tự tin vào mình và nỗ lực tu hành. Nếu hy vọng nhiều thì thất vọng cũng nhiều, nếu không có hy vọng cũng không bị phải thất vọng. Điều này chúng ta cần phải học tập.
Câu Hỏi 72: Kính bạch Hòa thượng! Buôn bán cổ phiếu là thiện nghiệp hay ác nghiệp? Xin Hòa thượng chỉ dạy cho con hiểu!
Đáp: Tôi không hiểu gì về cổ phiếu. Nếu nó mang tính chất bài bạc thì người học Phật như chúng ta không nên làm. Nếu đó là một hình thức tiết kiệm như ngân hàng thì có thể được. Tiết kiệm ngân hàng thì không có tội, còn mang tính bài bạc thì nhất định lỗi rất lớn vì nó làm tăng trưởng lòng tham muốn. Người chân chánh tu học không cần giữ gìn tiền bạc, giữ gìn tiền bạc là một điều sai lầm. Các khổ nạn ở thế gian phần nhiều là do thiếu tiền. Chúng ta có dư thì nên đem bố thí cứu giúp cho những người bị khổ nạn, không nên cất giữ. Phật dạy chúng ta có tiền của đem cứu giúp mọi người thì người đó mới thực sự là phú quý.
Bạn có biết tiền tài từ đâu mà đến không? Đó là do chúng ta đời trước bố thí cứu giúp mọi người thì bây giờ phước báu đến với chúng ta. Ta càng bố thí thì tiền tài sẽ đến càng nhiều. Còn buôn bán cổ phiếu, nếu được, thì chỉ trong khoảng thời gian, có khi còn mất trắng. Nhưng khi có nhiều tiền thì không nên có tâm hưởng thụ vì hưởng thụ rất dễ bị đọa lạc. Do đó, Phật dạy chúng ta cần phải buông "cái được", khi có phước báu phải biết cúng dường bố thí cứu giúp mọi người. Người trí huệ là người biết sống một cuộc sống tri túc (biết đủ), không có tâm tham cầu hưởng thụ vật chất. Nếu có dư, họ đem ra cứu giúp cho tất cả chúng sinh hoạn nạn. Đó mới chính là công hạnh của bậc Bồ Tát. Do đó, điều tốt nhất cũng không cần phải gởi tiết kiệm, có khi còn bị mất của. 

Câu Hỏi 73: Kính bạch Hòa thượng! Đứa con trai của con muốn chuyển thân nam thành thân nữ. Nhiều người bảo con nên tụng Kinh Địa Tạng cầu nguyện cho nó, có người lại bảo niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, tụng chú tiêu tai cát tường. Lại có người bảo tụng Kinh Thủy Sám. Sáng tối con đều theo thời khóa tụng Kinh Địa Tạng, Chú Kiết Tường, Đại Bi Chú mấy tháng nhưng không có kết quả. Xin Hòa thượng chỉ dạy cho con nên làm cách nào?
Đáp: Đây là chuyện gia đình của bạn, người bên ngoài không thể hiểu hết. Người hiểu rõ việc không ai hơn chính là bạn. Con bạn muốn phẫu thuật thì bạn hãy cứ mời bác sĩ đến chẩn đoán và kết quả như thế nào, sau đó mới quyết định được. Còn tụng kinh niệm Phật thực sự có cảm ứng nhưng vì bạn tụng quá nhiều loại nên khó có kết quả. Người xưa nói: "Thành thì linh". Khi phát khởi lòng chân thành để tụng kinh, niệm Phật, trì chú thì tâm sẽ thanh tịnh. Được vậy mới có sự linh cảm. Sở dĩ bạn niệm không có kết quả là do mỗi ngày tụng kinh, niệm Phật, trì chú xen tạp như thế thì làm sao cảm ứng được. Kinh nào, chú nào hiệu quả cũng như nhau, không nên cho kinh này hay, kinh kia không hay. Tu tập không nên xen tạp quá nhiều, sẽ làm cho tâm bạn khó an định được. Phải có lòng tin tuyệt đối với pháp tu của mình, liên tục như thế mới có hiệu quả được.
Câu Hỏi 74: Kính bạch Hòa thượng! Bây giờ giấy viết, chữ viết phổ biến rất nhiều. Mỗi năm, nơi công xưởng con đang làm việc sản xuất ra lượng giấy chữ viết rất nhiều. Nhưng phần đông người ta dùng giấy viết chữ để gói đồ dùng. Xin hỏi Hòa thượng như vậy có bị tổn phước và bị quả báo không? Kính xin Hòa thượng giảng nói cho chúng con hiểu!
Đáp: Giấy viết chữ thời nay so với thời xưa quá rẻ, hơn nữa bây giờ các sách báo phần nhiều dạy người ta sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, rất ít sách báo dạy cho con người những điều hay lẽ phải. Thời nay, phần nhiều người ta ít quý tiếc phước báu. Giấy viết chữ ngày xưa phần lớn dùng để viết lại những lời dạy của Thánh hiền để truyền dạy đạo đức cho con người. Do đó, người ta rất tôn kính giấy viết chữ, không vứt bỏ tùy tiện hoặc dùng lau chùi đồ đạc bàn ghế, gói các đồ vật. Người quý tiếc giấy viết chữ chính là tích chứa phước đức, tôn kính lời Thánh hiền.
Chúng ta không được lấy giấy có in tượng Phật, kinh pháp bỏ đi, rồi giẫm đạp lên. Đó là hành động tích phước. Tượng Phật, kinh sách bị hư hoại, ta làm lễ rồi mới đem hỏa thiêu. Điều tốt nhất là nên đưa đến chùa viện để hỏa thiêu, không nên làm một mình hoặc đem đến nơi khác. Nên đem đến những vùng hoang vắng, sạch sẽ để hỏa thiêu và rải ra đất. Đó là thể hiện lòng tôn kính. Nhưng bây giờ là thành phố nếu làm như thế thì dễ gây hỏa hoạn phạm pháp. Điều tốt nhất đem vào chùa viện có lò thiêu để hỏa thiêu. Nếu kinh sách thêu bằng vải lụa thì không nên hỏa thiêu vì đã trải qua lịch sử mấy trăm năm, một số ít thì gần đây. Nếu cũ quá thì đem tu sửa hoặc dán lại. Đây chính là phẩm vật lịch sử Phật giáo, là nghệ thuật của Phật giáo, chúng ta cần phải quý trọng, không nên đem hỏa thiêu. Bây giờ việc in ấn rất phổ thông dễ dàng, những tác phẩm không mang tính nghệ thuật thì đem hỏa thiêu cũng không sao. Ngoài ra chúng ta cần phải hiểu: Giấy viết chữ không nên gói thức ăn bởi vì chất mực in trên giấy dính vào thức ăn rất độc, nếu gói như thế thì không nên dùng.

Câu Hỏi 75 : Kính bạch Hòa thượng! Có người nói: Nếu dùng xâu chuỗi làm bằng ngà voi niệm Phật một thời gian thì chúng voi sẽ đến đòi mạng. Do đó, con không dám đưa tặng cho người khác. Vậy xin hỏi Hòa thượng: Bây giờ con phải làm thế nào đối với chuỗi bằng ngà này? Xin Hòa thượng chỉ dạy cho con hiểu!
Đáp: Phật tử nên đem xâu chuỗi đó cúng dường cho một vị chân chính tu hành, đủ đức độ để cảm hóa bởi mình chưa đủ đức độ để cảm hóa nó. Đây là việc đúng nhất, là tâm từ bi.
Người tu học Phật pháp chẳng những không được ăn thịt chúng sinh, mà cũng không được mặc y phục may bằng da của các loài động vật bởi vì như thế là làm thương hại đến tánh mạng chúng sinh. Cho nên, lấy da làm giày, may áo cũng giống như ăn thịt chúng sinh vậy. Trong Bách Trượng Thanh Quy nói rằng: "Người từ bảy mươi tuổi trở lên, cơ thể suy nhược, không có đồ ấm thì dễ ảnh hưởng đến sức khỏe, cho nên cho phép dùng nhưng phải ra bạch cho chúng biết: "Con cần mặc áo ấm bằng da để giữ gìn sức khỏe". Đó là những trường hợp đặc biệt, có thể duyên khai mở.
/15
 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây