Pháp Uyển Châu Lâm

Giới thiệu bộ "Pháp uyển châu lâm"

Pháp uyển châu lâm một trăm quyển do pháp sư Đạo Thế tự Huyền Uẩn soạn vào đời Đường, Trung Quốc, Thị lang Lí Nghiễm viết tựa. Sách đã được ban Dịch thuật Pháp Âm chuyển sang tiếng Việt và xuất bản vào năm 2011, gồm bảy tập. Trải qua bảy năm lưu thông, năm nay theo nhu cầu của người đọc, ban Dịch thuật đã cho tái bản có sửa chữa và gom lại thành 5 tập với khổ lớn hơn.

 

Chương 70: Quyển 22 - Thiên thứ 13: Vào Đạo - Thứ Nhất: Phần Vui Chán

PHÁP UYỂN CHÂU LÂM

Sa-môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 22

 

Thiên thứ 13: VÀO ĐẠO

Gồm có bốn phần: Thuật ý, Vui chán, Thế phát, dẫn chứng.

Thứ nhất: PHẦN THUẬT Ý

Xét rằng: Đạo và đời khác biệt; sạch với nhiễm trái nhau. Do nghiệp nhân thiện ác không đồng, nên chịu lấy quả báo không giống. Muốn xem thấy phong thái nhân nghĩa đạo đức siêu phàm, phải tìm hiểu lễ nghi phép tắc nhà Phật, mới có thể xuất gia cầu đạo, từ bỏ vinh hoa, nhịn món ăn ngon, muối dưa khổ hạnh. Che thân áo vải, không cần điểm trang, cốt ở yên thân, không màng danh lợi. Chế ngự tam độc, cấm chỉ bát âm. Ba nghìn uy nghi, năm trăm giới luật, động tịnh đúng cách, tuân thủ phép khuôn. Tám vạn pháp môn, mười hai phần giáo, tùy cơ diễn giảng, theo thời lợi sinh. Như thế, đáng gọi là mẫu mực khắp cả Trời người, bè từ cho kẻ vào đạo vậy.

Thứ hai: PHẦN VUI CHÁN

Như kinh Văn-Thù-Vấn-Phật nói: “Đức Phật bảo Văn-thù-sư-lợi: “Tất cả mọi công đức đều không bằng tâm xuất gia. Tại sao? Vì người tại gia có vô số lổi lầm, người xuất gia được vô lượng công đức. Người tại gia bị chướng ngại, người xuất gia không bị chướng ngại. Người tại gia làm điều ác, người xuất gia xa lìa điều ác. Người tại gia ở chổ bụi trần, người xuất gia bỏ chổ bụi trần. Người tại gia chìm đắm trong dục vọng ô trược, người xuất gia thoát khỏi dục vọng ô trược. Người tại gia sống theo kẻ ngu si, người xuất gia xa lánh thói kẻ ngu si. Người tại gia không đạt được chánh mạng, người xuất gia có được chánh mạng. Người tại gia sống ở chổ lo âu phiền não, người xuất gia sống ở chổ an vui. Người tại gia ở chổ trói buộc, người xuất gia ở chổ giải thoát. Người tại gia ở chổ tai hại, người xuất gia ở chổ không tai hại. Người tại gia ở chổ tham lam lợi lạc, người xuất gia không tham lam. Người tại gia ở chổ náo nhiệt, người xuất gia ở chổ thanh tịnh. Người tại gia ở chổ thấp hèn, người xuất gia ở chổ cao thượng, người tại gia bị phiền não nung nấu, người xuất gia tiêu diệt được phiền não. Người tại gia thường lo toan cho người khác, người xuất gia chỉ lo tu sửa bản thân. Người tại gia lấy khổ làm vui, người xuất gia lấy giải thoát làm vui. Người tại gia nuôi dưỡng gai góc, người xuất gia biết diệt trừ gai góc. Người tại gia thành tựu chuyện nhỏ nhoi, người xuất gia thành tựu việc trọng đại. người tại gia thật vô ích, người xuất gia rất hữu ích. Người tại gia bị tam thừa chê bai, người xuất gia được tam thừa ca tụng. Người tại gia không biết tri túc, người xuất gia luôn luôn tri túc. Người tại gia được Ma vương yêu thích, người xuất gia khiến Ma vương sợ sệt. Người tại gia có nhiều phóng túng, người xuất gia không phóng túng. Người tại gia chịu người sai khiến, người xuất gia làm chủ mọi sai khiến. Người tại gia ở chổ hắc ám, người xuất gia ở chổ quang đãng. Người tại gia Tăng trưởng ngã mạn, người xuất gia tiệu diệt ngã mạn. Người tại gia ít có phước báo, người xuất gia hưởng nhiều phước báo. Người tại gia nhiều siểm nịnh, người xuất gia có lòng chất trực. Người tại gia thường có nhiều ưu khổ, người xuất gia luôn được an vui. Người tại gia thường lừa dối, người xuất gia thì chân thật. Người tại gia thường bị tán loạn, người xuất gia không bị tán loạn. Người tại gia sống ở chổ hay biến động, người xuất gia sống ở chổ không thay đổi. Người tại gia như thuốc độc, người xuất gia như nước cam lồ. Người tại gia mất tư duy hướng nội, người xuất gia có tư duy hướng nội. Người tại gia không có chổ quy y, người xuất gia có chổ quy y. người tại gia có nhiều sân hận, người xuất gia có nhiều Từ bi. Người tại gia mang gánh nặng, người xuất gia trút gánh nặng. Người tại gia có tội lổi, người xuất gia không có tội lổi. Người tại gia luân chuyển trong vòng sanh tử luân hồi, người xuất gia có thời hạn. Người tại gia lấy tiền tài làm bảo vật, người xuất gia lấy công đức làm bảo vật. Người tại gia gia trôi theo dòng sinh tử, người xuất gia lội ngược dòng sinh tử. Người tại gia là biển phiền não lớn, người xuất gia là bè thuyền lớn. Người tại gia bị dây dưa trói buộc, người xuất gia thoát khỏi trói buộc. Người tại gia bị Quốc vương giáo hóa, người xuất gia được Phật pháp giáo hóa. Người tại gia dễ kiếm bạn bè, người xuất gia khó kiếm pháp lữ. Người tại gia lấy tàn hại làm hơn, người xuất gia lấy nắm giữ làm hơn. Người tại gia Tăng trưởng phiền não, người xuất gia thoát khỏi phiền não. Người tại gia như ở giữa rừng gai, người xuất gia vượt khỏi rừng gai. Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu ta chê bai người tại gia, khen ngợi người xuất gia, dẫu đem lời chất đầy hư không, cũng không thể diễn tả đến cùng tận. Đấy chính là lổi lầm của người tại gia và công đức của người xuất gia.”

Lại nữa, kinh Niết-bàn nói: “Tại gia gò bó như tù ngục, tất cả phiền não do đó sinh ra. Xuất gia rộng rãi như hư không, tất cả điều thiện nhờ đó Tăng trưởng. Người tại gia, trong thì bận bịu đến vợ con, ngoài thì ngược xuôi. Việc vua chúa nếu được giàu sang, sẽ sinh phóng túng, nếu bị nghèo hèn, sẽ sinh đói khổ phẫn uất. Công tư bề bộn, đêm ngày đăm chiêu, lắm việc rối lòng, sao rảnh tu đạo?”

Lại nữa, kinh Úc-già-trưởng-giả nói: “Người tại gia có nhiều phiền não: Cha mẹ vợ con, thương yêu quyến luyến, tiền tài sắc đẹp, mơ tưởng nặng lòng, tham lam không chán. Kiếm được lo giữ, bo bo không rời, đến nỗi lưu chuyển khắp cả sáu đường, ngang ngược xa lìa chánh pháp. Cần phải thành tâm sám hối, ghét bỏ mơ tưởng buông lung, chán chường cuộc sống trần thế, để phát nguyện xuất gia học đạo. Tại gia không thể tu tập cứu cánh Vô thượng Bồ-đề, chỉ nhờ xuất gia mới đạt được chánh quả. Tại gia là bụi ố, xuất gia là tốt lành. Tại gia là trói buộc, xuất gia là giải thoát. Tại gia chịu đựng đau khổ, xuất gia mới thật sự an vui. Tại gia là hèn hạ, xuất gia là cao sang. Tại gia là nô lệ, xuất gia là chủ nhân. Tại gia bị sai khiến, xuất gia được thung dung. Tại gia nhiều lo lắng, xuất gia hết ưu phiền. Tại gia là gánh nặng, xuất gia được nhẹ nhàng. Tại gia bị bận rộn, xuất gia được thanh nhàn”.

Lại nữa, kinh Xuất-gia-công-đức nói: “Nếu sánh với phóng thích nam nữ nô tỳ và tội nhân, xuất gia có công đức nhiều vô lượng. Nếu có người cúng dường các A-la-hán khắp bốn châu suốt trăm năm, cũng không bằng người vì cứu cánh Niết-bàn, xuất gia thọ giới một ngày đêm, công đức của người này sẽ nhiều vô lượng. Lại nữa, nếu sánh với xây tháp Phật bằng thất bảo cao đến tầng Trời Tam Thập Tam, cũng không bằng công đức xuất gia.”

Lại nữa, kinh Đại-duyên nói: “Nhờ một ngày đêm xuất gia, suốt 32 kiếp sẽ không bị đọa vào ba đường ác.”

Lại nữa, luật Tăng-kỳ nói: “Nhờ một ngày đêm xuất gia, giữ gìn phạm hạnh, sẽ xa lìa được sáu trăm sáu nghìn sáu mươi năm ở ba đường ác”.

Lại nữa, kinh Xuất-gia-công-đức nói: “Nếu gây khó khăn, cản trở cấm đoán kẻ xuất gia, người này sẽ bị mất Đức Phật tính, các điều ác sẽ tụ vào thân, lớn như biển cả, đời này sẽ bị phong cùi, khi chết, sẽ bị đọa vào địa ngục tối tắm, không có ngày ra.”

Lại nữa, kinh Ca-diếp-nói: “Bấy giờ, các vị đại vương và thái tử nghe nói công đức xuất gia rất thâm sâu, đều phát tâm xuất gia, đến nỗi khắp bốn châu cùng phát nguyện xuất gia. Khi tất cả đã lần lượt xuất gia hết, không càn cày cấy, đồng ruộng tự nhiên sinh các giống lúa, cây cối sinh các loại áo quần và chư Thiên hiện ra chăm sóc, giúp đỡ mọi việc”.

Lại nữa, kinh Phật-tạng nói: “Nên nhất tâm hành đạo, y theo chánh pháp, đừng lo đến sinh kế. Khi cần, từ sợi mày bạc của đức Phật sẽ cung cấp mọi thứ cho tất cả chúng sinh xuất gia trong thời mạt pháp, không bao giờ thiếu thốn”.

Lại nữa, kinh Hiền-ngu nói: “Nếu như trong đám trăm người mù, có lương y, chữa cho mắt họ đều sáng tỏ, trong đám trăm tội phạm bị móc mắt, có kẻ ra tay cứu thoát khỏi tội ấy, công đức của hai người này sẽ nhiều vô lượng, nhưng cũng không lớn bằng công đức của người cho phép kẻ khác xuất gia, hay tự mình xuất gia cầu đạo”.

/72
 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây